Khám phá những nhà máy điện "xanh" lớn nhất thế giới

VietTimes --Trung Quốc đang đặt ra nhiệm vụ trở thành siêu cường xanh tiếp theo. Quốc gia đông dân nhất thế giới này là nước đầu tư lớn nhất vào năng lượng tái tạo, năm 2017, họ đã đổ vào ngành này 126,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016, trong đó năng lượng mặt trời là ngành được ưu tiên nhất, với rất nhiều dự án lớn.
Một dự án đặt tấm năng lượng mặt trời nổi do công ty Sungrow Power Supply Company xây dựng tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Getty Images)
Một dự án đặt tấm năng lượng mặt trời nổi do công ty Sungrow Power Supply Company xây dựng tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Getty Images)

Năng lượng mặt trời là một trong những lĩnh vực được đầu tư lớn. Đến 2020, Trung Quốc hy vọng sẽ sản xuất được 110 gigawatt điện mặt trời – đủ cấp điện cho hơn 30 triệu hộ gia đình. Đây cũng là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm lượng khí thải cacbon ở quốc gia này. Đến 2030, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng lượng điện sản xuất từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch lên 20% trong tổng sản lượng điện quốc gia (tỷ lệ đó hiện nay là 13%).

Việc Trung Quốc chuyển đổi sản xuất điện sạch, giảm tiêu thụ than và các nhiên liệu hóa thạch khác đã được tiến hành rầm rộ trong thập kỷ qua. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã phát triển rất nhiều các cánh đồng năng lượng mặt trời lớn, và xu hướng này vẫn đang được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới.

Các thành phố của Trung Quốc là những nơi chịu ảnh hưởng của khói bụi nhiều nhất thế giới, gây ra rất nhiều trường hợp tử vong mà nguyên nhân có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Hình ảnh một người phụ nữ Trung Quốc đeo khẩu trang do ô nhiễm không khí nghiêm trọng (Ảnh Getty Images)
Hình ảnh một người phụ nữ Trung Quốc đeo khẩu trang do ô nhiễm không khí nghiêm trọng (Ảnh Getty Images) 

Theo một nghiên cứu năm 2016, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí ở Trung Quốc là do đốt than. Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ thực hiện nghiên cứu này cho biết ô nhiễm do đốt than đá gây ra 366.000 trường hợp chết non năm 2013.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm này, Trung Quốc đang từng bước chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Các công nhân đang kiểm tra các tấm pin mặt trời tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Reuters)
Các công nhân đang kiểm tra các tấm pin mặt trời tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Reuters) 

Năm 2013, Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời Jinchang Solar Power Station ở tỉnh Cam Túc. Ba vệ tinh của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đã thu được các hình ảnh việc xây dựng công trình này. Công ty khởi nghiệp về lĩnh vực chụp hình Descartes Labs khi đó đã chuyển những hình ảnh này vào biểu đồ thời gian từ tháng 4/2013 đến 4/2018.

Các vệ tinh đều được đặt trên quỹ đạo thấp của Trái Đất cách mặt đất khoảng 470 dặm.

Dự án 85 megawatt này tiêu tốn tổng cộng gần 300 triệu USD, và có thể cung cấp đủ điện cho khoảng 50.000 hộ gia đình.

Hình ảnh nhà máy điện Jinchang Solar Power Station (Ảnh CLP Group)
Hình ảnh nhà máy điện Jinchang Solar Power Station (Ảnh CLP Group) 

Một nhà máy điện mặt trời khác ở Datong, Trung Quốc nổi bật với thiết kế hình chú gấu trúc.

Nhà máy điện mặt trời hình chú gấu trúc ở Datong, Trung Quốc nhìn từ trên cao (Ảnh VCG/VCG)
Nhà máy điện mặt trời hình chú gấu trúc ở Datong, Trung Quốc nhìn từ trên cao (Ảnh VCG/VCG) 

Năm 2017, China Merchants New Energy Group, một trong những tập đoàn năng lượng sạch lớn nhất Trung Quốc, đã xây dựng một cánh đồng tấm năng lượng mặt trời với hình dáng hai chú gấu trúc khổng lồ. Dự án này có thể cung cấp đủ điện cho khoảng 10.000 hộ gia đình.

Dự án Công viên năng lượng mặt trời Longyangxia Dam Solar Park thậm chí còn lớn hơn nhiều. Với sản lượng dự kiến đạt 850 megawatt, đây là công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Biểu đồ dòng thời gian dưới đây được Descartes Labs lập ra, biểu thị việc xây dựng dự án điện mặt trời từ tháng 4/2013 đến 4/2018.

Có gần 4 triệu tấm pin năng lượng mặt trời trên công viên này, có thể tạo ra lượng điện đủ cho 200.000 hộ gia đình.

Ảnh Guardian
 Ảnh Guardian

Tuy vậy, dự án Công viên điện mặt trời Longyangxia Dam cũng không thể giữ được vị trí là công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới trong thời gian dài. Bởi một dự án đang được lên kế hoạch thực hiện ở khu vực Ningxia, Tây Bắc Trung Quốc, khi hoàn thành, nhà máy điện mặt trời này có công suất dự kiến đạt 2000 megawatt, đủ cấp điện cho 450.000 hộ gia đình.

Một công nhân đang kiểm tra các tấm pin năng lượng mặt trời tại Trung Quốc (Ảnh Reuters)
Một công nhân đang kiểm tra các tấm pin năng lượng mặt trời tại Trung Quốc (Ảnh Reuters) 

Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới.

2018 là năm đánh dấu kỷ niệm 4 năm ngày Trung Quốc phát động “cuộc chiến chống ô nhiễm”.

Ảnh Reuters
 Ảnh Reuters

Đây cũng là một lý do để tin rằng quốc gia này sẽ tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến này.

Ảnh Getty Images
 Ảnh Getty Images

Khi lấy số liệu từ hơn 200 trạm kiểm soát ô nhiễm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, một phân tích gần đây cho thấy từ năm 2013, các thành phố của quốc gia này đã giảm được đáng kể hàm lượng các loại hạt siêu nhỏ - thường được xem là loại hạt gây chết người trong không khí ô nhiễm – xuống mức trung bình là 32%. Xingtai là thành phố có tốc độ giảm ô nhiễm nhanh nhất, thành phố này đã giảm được tỷ lệ ô nhiễm đến 52%.

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ giảm ô nhiễm như vậy, thì tuổi thọ trung bình của người dân nước này có thể sẽ tăng lên 2,4 tuổi.

Cuối năm 2017, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng cánh đồng năng lượng mặt trời nổi, được xây trên đỉnh của một mỏ than đá đã bỏ hoang tại tỉnh An Huy.

Một dự án cánh đồng năng lượng mặt trời đang được công ty Sungrow Power Supply Company xây dựng tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Getty Images)
Một dự án cánh đồng năng lượng mặt trời đang được công ty Sungrow Power Supply Company xây dựng tại tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh Getty Images) 

Đầu năm nay, các công nhân đã khởi động chuỗi 166.000 tấm pin năng lượng mặt trời, dự án này có thể tạo ra 40 megawatt điện – đủ để cung cấp cho 15.000 hộ gia đình.

Những nhân viên chèo một chiếc thuyền khi họ đi kiểm tra các bảng điện mặt trời tại một hồ nước ở Lianyungang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh Reuters)
Những nhân viên chèo một chiếc thuyền khi họ đi kiểm tra các bảng điện mặt trời tại một hồ nước ở Lianyungang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh Reuters) 

Hiện nay đây là dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới và dự án này sẽ được vận hành đến 25 năm.

Ảnh Getty Images
Ảnh Getty Images 

Những cánh đồng tấm năng lượng mặt trời sử dụng các thiết bị tạo nổi, giúp cho các tấm pin ở trên mặt nước.

Ảnh Getty Images
 Ảnh Getty Images

Tháng 12 năm ngoái, một công ty con của tập đoàn Three Gorges Corp Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một dự án cánh đồng năng lượng mặt trời còn lớn hơn.

Ảnh Getty Images
 Ảnh Getty Images

Cũng tại tỉnh An Huy, nhà máy điện mặt trời trị giá 151 triệu USD này sẽ tạo ra 150 megawatt điện, đủ cho khoảng 94.000 hộ gia đình sử dụng. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Ảnh Reuters
 Ảnh Reuters

Ông Ryan Keisler, giám đốc về khoa học ứng dụng của Descartes Labs, cho tờ Business Insider biết rằng những dự án điện mặt trời rất lớn này có thể sẽ làm cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch không được sử dụng nhiều nữa. “Tổng lượng điện mặt trời của các nước trên thế giới cộng lại hiện nhiều hơn Trung Quốc, nhưng mức chênh lệch đó không phải là lớn. Và việc sản lượng điện mặt trời của Trung Quốc sẽ vượt tổng lượng điện mặt trời của tất cả các quốc gia trên thế giới cộng lại cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi”, ông nói.

Nhà máy điện Xinyi ở Songxi, Trung Quốc (Ảnh Getty Images)
Nhà máy điện Xinyi ở Songxi, Trung Quốc (Ảnh Getty Images)