Khám phá bí mật chuyên cơ quân sự "Ngày tận thế"

Trong các phim chiến tranh, thảm họa của Holywood, thường thấy các quan chức cao cấp quân đội rút xuống hầm ngầm trung tâm chỉ huy chiến lược. Nhầm lẫn cơ bản, trong tình huống hiểm nghèo, họ sẽ bay lên không trung và chỉ huy từ trên những tổng hành dinh chiến lược.
Khám phá bí mật chuyên cơ quân sự "Ngày tận thế"

Chiếc máy bay chở khách khổng lồ không mang theo trên boong các loại vũ khí, không có tên lửa, nó cũng thể thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không. Nhưng đó là một trong những phương tiện chiến tranh có tầm quan trọng đặc biệt. Đây chính là Tổng hành dinh trên không của siêu cường – Nga và Mỹ. Từ khoang chỉ huy điều hành tác chiến trên máy bay này, ngay cả trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, các sĩ quan bộ tổng tham mưu liên quân vẫn có thể điều hành các lực lượng vũ trang, bảo gồm cả lực lượng hạt nhân chiến lược, tàu ngầm nguyên tử và không quân chiến lược.

Trong Tổng hành dinh chỉ huy cấp chiến lược thế hệ thứ III mà theo TASS, đang được hình thành thiết kế, sẽ đặt mục tiêu liên kết thông tin liên lạc với tất cả tư lệnh trưởng các cấp của các quân binh chủng lục quân, không quân, tên lửa chiến lược chiến dịch, hải quân và phân cấp truyền thông đến tận các đơn vị chiến đấu như các tổ hợp tên lửa chiến thuật, xe tăng, khu trục hạm, máy bay tiêm kích, mệnh lệnh từ cấp chỉ huy cao nhất (theo nghĩa đen) được truyền đồng bộ từ cấp tư lệnh quân khu, quân đoàn, tập đoàn quân đến chỉ huy các phân đội trinh sát đặc nhiệm luồn sâu.

Tổng hành dinh trên không Bộ tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Nga (LLVT) được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1992, hệ thống được thiết kế và lắp đặt trên thân máy bay chở khách IL-86, được đặt tên khá khiêm tốn là IL-80. Sự quan tâm đặc biệt đến phương tiện bay đặc thù này là tính siêu bí mật của nó, và những bí mật cấp cao nhật này đang được đề cấp đến ở MAKS-2015 vùng Zhukovsky ngoại ô Moscow. Mặc dù không có một chiếc máy bay đại diện cho Tổng hành dinh đường không của Bộ tổng tham mưu nào có mặt ở đây, nhưng câu chuyện diễn ra ngay trong khuôn khổ triển lãm hàng không này.

Trong một cuộc nói chuyện gần như bí mật, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển (RPC) "Polyot" Alexander Komyakov kể về việc, tập đoàn chế tạo thiết bị đang tiến hành những hoạt động nghiên cứu thiết kế Tổng hành dinh chỉ huy chiến lược trên không thế hệ thứ III, và đó thực sự sốc. Tổng hành dinh chỉ huy chiến lược thế hệ thứ II mới được biên chế vào lực lượng vũ trang không lâu và chúng ta đang bàn về thế hệ thứ III? Chỉ có thể có những tư duy siêu tưởng mới dự đoán được, những gì sẽ được trang bị trong chiếc chuyên cơ chỉ huy chiến lược bay này!

Tất nhiên, thời gian để xuất hiện Tổng hành dinh trên không thế hệ III, cũng như các tính năng chỉ huy điều hành chiến tranh vẫn còn quá sớm. Hơn thế nữa, chắc chắn những bí mật sau cánh cửa máy bay sẽ không bao giờ được mở rộng để công chúng bàn luận, nhưng bí mật nào cũng có sức lôi cuốn nhất định.

“ Có lẽ, trung tâm chỉ huy chiến lược trên không sẽ được sử dụng trong chiếc phi cơ IL -96, bị quên lãng một cách không công bằng và bị sa thải khỏi lực lương máy bay thương mại do những hạch toán kinh tế? Phi công thử nghiệm - Anh hùng Nga Sergey Knyshev nhận xét – hơn thế nữa, Bộ quốc phòng đã đặt hàng 2 chiếc IL – 96 400T, được thiết kể để chở thành máy bay tiếp dầu trên không. Chiếc máy bay dân dụng khổng lồ này có thể trở thành Trung tâm chỉ huy chiến lược trên không. Về lý thuyết có thể sử dung An-124 Ruslan, nhưng đã bay rất nhiều giờ trên IL 96, tôi nghĩ chiếc máy bay này rất phù hợp. Những đặc điểm tính năng kỹ thuật bay rất tốt, với tốc độ hành trình 870 km/h, máy bay có thể bay 12 000 km. Tải trọng cất cánh là 250 000 kg, có nghĩa là có thể mang hầu hết các loại trang thiết bị. Trần bay cũng khá cao - –12 km”.

Đặc trưng cơ bản quan trọng của máy bay chỉ huy chiến lược thế hệ III là khả năng hạ cánh ở những nơi mà hạ tầng đường băng đã bị phá hủy. Khả năng sống còn cao cũng là một tính năng đặc trưng nổi bật của Tổng hành dinh chiến lược trên không. Trung tâm chỉ huy trên không rất khó bị phát hiện và tiêu diệt, do máy bay thường xuyên thay đổi vị trí và điểm đỗ.

Mỹ sở hữu những Trung tâm chỉ huy chiến lược trên không sớm hơn nhiều so với Nga và gọi các máy bay này là chuyên cơ “ngày tận thế”. Người Mỹ cho rằng, khi ở Mỹ xảy ra hỏa ngục, thì chỉ có các máy bay trên không còn giữ lại được khả năng hoạt động bình thường. Tên gọi có gì đó thật sự kinh khiếp và huyền hoặc. Ở Nga, chỉ gọi với cái tên đơn giản “Tổng hành dinh trên không”.

Chuyên cơ “Ngày tận thế - Doomsday “ của Mỹ còn có định danh mang tính quân sự hơn, đó là máy bay E-4B.

Dàn máy bay E-4B của quân đội Mỹ

Video giới thiệu thăm quan Trung tâm chỉ huy chiến lược E-4B Mỹ

Khi sảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, tấn công khủng bố, cuộc xâm lược của trí tuệ ngoài hành tinh hay, nói chung là Armageddon, Không quân Mỹ đã có bốn chiếc máy bay E-4B đóng tại Căn cứ không quân Offutt, Nebraska, đây sẽ là cơ quan làm việc khẩn cấp của Bộ trưởng Quốc phòng, các tham mưu trưởng liên và các lãnh đạo quan trọng hàng đầu khác còn sống trong khi tổng thống Obama sẽ thực hiện quyền chỉ huy, điều hành tối cao trên Không lực Một ( Air Force One).

Những chiếc E-4B được nâng cấp và hiện đại hóa từ máy bay Boeing 747-200, phục vụ như Trung tâm chỉ huy điều hành chiến lược quốc gia trên không (National Airborne Operations Center) có chức năng như một trung tâm chỉ huy, kiểm soát, điều hành và liên kết phối hợp các lực lượng hạt nhân chiến lược và các lực lượng thông thường. Trung tâm có chức năng thu nhận, kiểm tra xử lý và phản hồi các thư tín truyền thông khẩn cấp EAM (Emergency Action Messages).

Một chiếc E-4B có khả băng bay liên tục 12 giờ, những chiếc còn lại sẵn sàng cất cánh sau khi có lệnh 5 phút. E-4B luôn đi cùng với Không lực Một trong các chuyến công du nước ngoài. Nếu Trung tâm chỉ huy quốc gia trên mặt đất bị tấn công hoặc chưa sẵn sàng, E-4B sẽ thay thế ngay tức khắc.

Hiện nay, Trung tâm chỉ huy chiến lược Nga được đặt trên IL-80, được phát triển từ máy bay hàng không dân dụng IL-86, chiếc chuyên cơ quân sự này nhìn bên ngoài hoàn toàn không khác gì chiếc máy bay dân dụng, chỉ có điều không có cửa sổ và rất ít cửa ra vào. Phần khoang mũi máy bay là hệ thống trang thiết bị truyền thông kín đặc. Phần đuôi máy bay là một cáp ăng ten có chiều dài đến 5 km, được sử dụng để kết nối thông tin liên lạc với các tàu ngầm. Máy bay là cơ quan tham mưu cơ động, có chức năng điều hành tác chiến tất cả các lực lượng vũ trang Nga trong trường hợp sảy ra chiến tranh hạt nhân quy mô lớn.

Hiện nay ở nga có 4 chiếc Tổng hành dinh bay như vậy thuộc trung đoàn không quân độc lập số 3, đóng quân tại căn cứ không quân "Chkalovsky." Trên phương diện công khai, chúng được coi như là máy bay để sơ tán các thành viên chính phủ, nhưng thực tế là Trung tâm chỉ huy, điều hành chiến lược.

“Khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ huấn luyện binh sĩ đến tổ chức liên kết phối hợp và hệ thống thông tin liên lạc toàn quân – Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Ruslan Pukhov nói- trong hệ thống này, vị thế của các máy bay chuyên cơ quân sự, đóng vai trò trung tâm chỉ huy chiến lược trên không vô cùng quan trọng. Nếu các trung tâm chỉ huy mặt đất bị phá hủy, cô lâp, chúng sẽ được thay thế bằng các phương tiện bay. Phát hiện ra máy bay chỉ huy trên không rất khó, kể cả việc định dạng máy bay – chúng hoàn toàn giống một chiếc máy bay dân dụng thông thường. Tôi cho rằng, các trung tâm chỉ huy trên không trong tương lai sẽ là các tàu chỉ huy trong không gian và chúng sẽ có được khả năng đa năng thật sự trong điều hành các lực lượng ở tình huống khẩn cấp.

Trong cơ cấu các trang thiết bị của IL-80 có đài thông tin liên lạc vệ tinh. Do khối lượng trang thiết bị khổng lồ trên máy bay, để đảm bảo nguồn điện còn có một máy phát điện tua bin.

Từ những trang thiết bị thông tin liên lạc đã sử dụng có thể dự đoán được tổ hợp thiết bị truyền thông “Zveno-2” và các loại ăng ten khác nhau: anen thu sóng ngăn và ăng ten truyền tín hiệu. Ăng ten truyền phát tín hiệu bước sóng siêu dài, ăng ten thu bước sóng siêu dài, ăng ten truyền tiếp tăng cường, ăng ten VHF, ăng ten thông tin liên lạc với các lực lượng tên lửa chiến lược.

Trên cánh bên cánh cửa khoang hàng hóa của máy bay có hai ăng ten mảng ( flap) lớn, ở giứa có một trống tời, được dùng để quấn thả cáp ăng ten thông tin liên lạc tần số siêu thấp với một hình nón ổn định phía đầu dây. Ăng ten này có độ dài 5 km (một số nguồn tin là 3 km – 8 km) được sử dụng để liên lạc với các tàu ngầm chiến lược. Trống tời nằm trong thân máy bay, phía ngoài chỉ có thể nhìn thấy một cái chụp nhỏ và một phần của nón.

Khi thả ăng ten, máy bay bắt đầu bay vòng tròn. Hình nón mất tốc độ sẽ rơi xuống phía dưới và 5 km ăng ten được treo gần như thẳng đứng. Chỉ có ở trong trường hợp này, sóng radio mới có thể xuyên qua được chiều dày của nước biển, kết nối liên lạc với tàu ngầm.