“Hung thần” Nga Kh-101 khiến Mỹ, NATO khiếp vía

Cuộc không kích lớn giữa tháng 11 của Nga đã khiến các nhà quan sát giật mình, hoảng hốt ít nhất cũng tương tự sự kiện thời gian đầu Moscow triển khai chiến đấu cơ tới Syria hồi cuối tháng 9/2015 và đòn đánh tên lửa hành trình tầm xa phóng từ biển Caspian hồi tháng 10.
Tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 của Nga
Tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 của Nga

Mới cách đây chưa lâu, không lực Mỹ dường  như là lực lượng duy nhất có khả năng phát động tấn công từ cách nửa lục địa. Thế rồi sau đó, các cuộc tấn công “chống IS” của Nga diễn ra.

Nga đã lần đầu tiên triển khai loại tên lửa hành trình mới trong đòn tập kích ồ ạt ngày 17/11 vào Syria vừa qua.

Tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 Kh-101 có "người anh em" là Kh-102 với ngoại hình và các thiết bị hệ thống giống hệt nhau, khác biệt giữa chúng chính là đầu đạn. Kh-101 mang đầu đạn thường nặng 400 kg, trong khi Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân 250 KT.

Kh-101 có thể bay xa không dưới 1.700 dặm, hiệu chỉnh đường bay thông qua hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cùng với hệ thống dẫn đường quán tính (Internal Navigation System/INS) và còn được hỗ trợ bởi đầu dò quang điện tử công nghệ "so khớp ảnh" cho độ chính xác rất cao.

Kh-101 là tên lửa hành trình tiên tiến được phát triển để thay thế loại Kh-55 (AS-15 Kent) đời cũ sử dụng trên các máy bay ném bom chiến lược của Nga như Tu-160 và Tu-95MS. Đây là một trong những tên lửa hành trình hiệu quả và tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng tàng hình, bay ở tốc độ cận âm và hoạt động ở độ cao thấp.  Bán kính lệch mục tiêu của Kh-101 chỉ vào khoảng 5 - 10 m.

Tính đến năm 2006, Kh-101 đã gần sẵn sàng để triển khai trên Tu-95MS và Tu-160, máy bay Tu-95MS có thể mang 8 quả Kh-101 còn Tu-160 mang được tới 12 quả. Hiện nay tên lửa này luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Daily Beast nhận xét rằng Moscow có thể hiện đã có khả năng phát động đòn tấn công toàn cầu mà trước đó duy chỉ Mỹ sở hữu.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack của Nga xung trận tại chiến trường Syria
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack của Nga xung trận tại chiến trường Syria

Cuộc không kích rầm rộ giữa tháng 11 của Nga đã khiến các nhà quan sát giật mình, hoảng hốt ít nhất cũng ngang bằng sự kiện thời gian đầu Moscow triển khai chiến đấu cơ tới Syria hồi cuối tháng 9/2015 và đòn đánh tên lửa hành trình tầm xa phóng từ biển Caspian hồi tháng 10.

Đợt không kích ồ ạt được chính phía Nga xác nhận là “lịch sử” bao gồm  25 máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 Backfire, Tu-95 Bear và Tu-160 Blackjack bay qua hàng ngàn dặm, phóng hàng chục tên lửa hành trình tầm xa và dội một lượng bom kỷ lục.

Moscow tuyên bố đợt tấn công dữ dội này nhằm vào các phiến quân IS, nhưng các cuộc không kích trước đó của Nga tấn công nhiều mục tiêu tại các khu vực như Idlib và Aleppo ở phía bắc Syria, nơi IS chỉ hiện diện ở quy mô nhỏ. Mỹ và phương Tây vẫn cáo buộc Nga tấn công bất cứ mục tiêu nào trong tất cả những nhóm vũ trang chống đối tổng thống Bashar al-Assad, kể cả các nhóm được Mỹ hậu thuẫn.

Sự tồn tại của chính quyền Syria, vốn là đồng minh mạnh mẽ và lịch sử của Nga là mục tiêu chính của Moscow. Nhưng hai tháng can thiệp quân sự vừa qua cũng đã tạo cơ hội để Kremlin trình diễn sức mạnh,  thử nghiệm các loại vũ khí mới tinh vi, bao gồm tiêm kích mới, tên lửa hành trình Kalibr và cả tên lửa Kh-101…

Với cặp đôi Tu-160 Blackjack và Tu-95 Bear đã nâng cấp có thể bay xa hàng ngàn dặm trong một lần xuất kích, tên lửa Kh-101 đã trao cho Nga một khả năng tấn công đường không tàng hình toàn cầu. Không giống như loại tên lửa hành trình Kh-55 cũ có đầu mũi tròn, hình dáng tên lửa Kh-101 phẳng, có đường nét chính xác cùng với một số đặc điểm thiết kế khác giúp giảm khả năng bị radar phát hiện. Nếu như bạn không thể thấy tên lửa Kh-101 đang tới, bạn sẽ không thể bắn hạ nó, Daily Beast kết luận.

Chỉ không quân Mỹ với các loại máy bay ném bom hạng nặng mang các loại tên lửa tàng  hình tầm xa (JASSM) mới có năng lực tấn công tương tự. Các tên lửa Taurus và Storm Shadow của châu Âu có một số tính năng tàng hình, nhưng tầm bắn quá ngắn và các chiến đấu cơ mang chúng không thể bay cự ly xa như các máy bay ném bom của Nga và Mỹ.

Rõ ràng, bộ quốc phòng Nga đã xác nhận một cách không chính thức rằng các máy bay oanh tạc của họ đã phóng tên lửa hành trình Kh-101 vào Syria. Và trên thực tế, chỉ có một xác xuất rất nhỏ là các loại tên lửa mới không nằm trong đợt tấn công ồ ạt vừa rồi.

Các video chính thức công bố cho thấy cảnh máy bay ném bom làm nhiệm vụ với phi hành đoàn đang lắp các tên lửa có hình dạng như vậy lên các máy bay tại một căn cứ có vẻ nằm ở Nga. Những cảnh quay sau đó trong cùng video hé lộ các tên lửa được phóng đi từ chiến đấu cơ từ những góc rất hẹp và chỉ thoáng qua khiến người ta phải phỏng đoán về việc Kh-101 có được Nga sử dụng trong đợt không kích hay không.

Tuy nhiên, bằng chứng tốt nhất về việc Kh-101 đã tham chiến là hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy một mảnh vỡ hoặc phần còn lại sau khi nổ của tên lửa trên mặt đất tại Syria. Những mảnh vỡ này bao gồm vỏ động cơ của tên lửa Kh-101. Và nhà phân tích quân sự độc lập tại Geneva Pavel Podvig nhận định với Daily Beast rằng không có lý gì Moscow không sử dụng loại tên lửa mới.

Dĩ nhiên, tất cả các loại vũ khí mới công nghệ cao nói trên sẽ không tạo ra sự thay đổi cần thiết cán cân quyền lực tại Syria hoặc đem lại sự kết thúc nhanh chóng cho cuộc nội chiến đẫm máu. Vô số lực lượng không quân vẫn đang không kích Syris hàng năm nay, với các loại máy bay tốt nhất của họ mà vẫn không làm thay đổi đáng kể quỹ đạo khủng khiếp của cuộc xung đột, Daily Beast nhận xét.

Theo QPAN