Hồng Kông: tái diễn biểu tình quy mô lớn và đụng độ bạo lực

VietTimes -- Các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực được khởi đầu bằng việc phản đối Luật dẫn độ kéo dài suốt hơn 5 tháng sau mấy ngày tạm thời yên tĩnh đã lại tái diễn trên đường phố Mong Kok (Vượng Giác) vào tối ngày 30/11 và tại nhiều nơi ở Hồng Kông trong ngày và đêm 1/12.
Sau một tuần yên tĩnh, các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực lại tái diễn trên đường phố Hồng Kông. Ảnh: Đông Phương.
Sau một tuần yên tĩnh, các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực lại tái diễn trên đường phố Hồng Kông. Ảnh: Đông Phương.

Giám đốc cảnh sát Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường, người vừa nhậm chức chưa được hai tuần, sáng ngày 1 tháng 12 đã lên đài phát thanh, truyền hình phê phán đám đông “côn đồ” về tội đốt phá, chặn đường và đập phá các cửa hàng. Ông nói, nhiều kẻ côn đồ muốn liều mạng, vì vậy cảnh sát mới sử dụng đạn cao su, và 3 quả lựu đạn cay. Ông nhấn mạnh rằng cảnh sát thực thi pháp luật có ranh giới.

Giám đốc Cảnh sát Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường lên truyền hình phê phán người biểu tình đốt phá, chặn đường và đập phá các cửa hàng và cho rằng cảnh sát đã kiềm chế hành động.
Giám đốc Cảnh sát Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường lên truyền hình phê phán người biểu tình đốt phá, chặn đường và đập phá các cửa hàng và cho rằng cảnh sát đã kiềm chế hành động.

Theo Đông Phương, ông Đặng Bỉnh Cường chỉ rõ, xã hội nói chung đã bình yên trong hai tuần qua. Nhiều người dân trong một thời gian dài đã không được gặp bạn bè để chuyện trò, uống trà, đều mong muốn Hồng Kông có thể trở lại hòa bình. Ông đã rất buồn vì cuộc xung đột ở Mong Kok đêm 30/11.

Đêm 30/11, một số lượng lớn người dân đã lợi dụng kỉ niệm 3 tháng xảy ra “Sự kiện xung đột ga MTR Prince Edward” để tụ tập bên ngoài đồn cảnh sát Mong Kok và lối ra của ga Hoàng tử và lập bàn thờ bên ngoài cửa ga để thắp nến, thắp hương, đốt vàng mã và đặt hoa để tang. Khoảng 20 giờ tối, hàng chục người biểu tình mặc quần áo đen đã xông ra dùng vật cản chặn một phần các đường Prince Edward Road West, đường Nathan...đối diện đồn cảnh sát Mong Kok, đốt cháy các đồ lặt vặt rồi đốt lửa tại lối ra vào của ga Mong Kok.

Những người biểu tình dựng vật cản chặn đường trên các con phố đêm 30/11.
Những người biểu tình dựng vật cản chặn đường trên các con phố đêm 30/11.

Cảnh sát sau đó đã tới sử dụng hơi cay, v.v. để xua đuổi và tiến dọc theo đường Nathan để loại bỏ các chướng ngại vật chặn đường. Tuy nhiên, những người biểu tình đợi cảnh sát rút đi, lại dùng các vật cản chặn đường và ném bom xăng vào xe cảnh sát, cảnh sát đáp trả bằng đạn hơi cay. Cho đến 2 giờ sáng 1/12 sau khi cảnh sát rút đi, những người biểu tình mới giải tán. Được biết, trong vụ đụng độ đêm 30/11, có ít nhất 3 người đã bị thương bởi bình xịt và đạn hơi cay, cần được sự hỗ trợ của các nhân viên cứu hộ tình nguyện.

Cảnh sát triển khai ngăn chặn người biểu tình đêm 30/11.
Cảnh sát triển khai ngăn chặn người biểu tình đêm 30/11.

Theo số liệu từ Cơ quan quản lý bệnh viện Quảng Hoa, ba người đàn ông trong độ tuổi từ 21 đến 52 đã được đưa đến bệnh viện từ 0h đến 7h30 sáng 1/12. Hai trong số họ hiện đã trong tình trạng ổn định và một người đã được xuất viện.

Một người biểu tình bị bắt giữ.
Một người biểu tình bị bắt giữ.

Ngày 1/12 hoạt động biểu tình vẫn tiếp tục. Một số cư dân mạng đã kêu gọi tiến hành biểu tình “Đừng quên cuộc đại diễu hành ban đầu” tại Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) vào lúc 15 giờ chiều ngày 1/12 để tiến hành diễu hành từ Tháp Chuông (Former Kowloon-Canton Railway Clock Tower) đến sân vận động Hung Hom (Hung Hom Coliseum). Từ gần 15 giờ chiều, gần một ngàn người đã tập trung tại Tháp Chuông, hô các khẩu hiệu và một số người vẫy cờ Hồng Kông độc lập. Cuộc diễu hành ban đầu dự kiến bắt đầu lúc 16 giờ chiều, nhưng do số lượng lớn người tập trung tại điểm xuất phát quá đông, nên đã bắt đầu sớm hơn. Lực lượng cảnh sát đã được huy động để sẵn sàng ngăn chặn các hành vi bạo lực quá khích. Ban tổ chức cho biết số người tham gia biểu tình ít nhất khoảng 380 ngàn, nhưng theo cảnh sát thì lúc đông nhất là 16 ngàn. Khi đoàn biểu tình tới Mody Road Garden, những người biểu tình áo đen đã ném đá vào cảnh sát và bị đáp trả bằng hơi cay. Tại khu vực Salisbury Garden, những người biểu tình đã ném lựu đạn khói vào lực lượng cảnh sát gây nên cảnh tượng hỗn loạn, cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán.

Người biểu tình đốt lửa ở ga Hoàng Phố đêm 1/12.
Người biểu tình đốt lửa ở ga Hoàng Phố đêm 1/12.

Vào buổi tối, đã xảy ra các vụ đập phá các cửa hàng cửa hiệu ven phố trong đó có các nhà hàng Yoshinoya và Genki Sushi Hongkong ở khu Hoàng Phố (Whampoa). Những người biểu tình còn dựng vật cản ở các đường Hung Hom, Đức Dân (Tak Man Street). Cảnh sát đã triển khai khám xét một số người và sử dụng đạn cay ở Hoàng Phố và Hung Hom. Kịch chiến giữa những người biểu tình áo đen và cảnh sát đã nổ ra. Cho đến 23h 20 phút, người biểu tình đã đốt lửa ở ga Whampoa và ném bom xăng vào lối ra vào nhà ga, lực lượng cảnh sát chống bạo động đã được đưa tới. Khoảng 200 người đã bị kiểm tra, chỉ được thả sau khi đã đăng ký các tư liệu cá nhân.

Biểu tình quy mô lớn ở Tiêm Sa Chủy.
Biểu tình quy mô lớn ở Tiêm Sa Chủy.

Cũng chiều 1/12, một cuộc biểu tình lớn khác cũng được tổ chức để cảm ơn nước Mỹ đã thông qua Luật về dân chủ nhân quyền Hồng Kông và Luật bảo vệ Hồng Kông cấm xuất khẩu sản phẩm thương mại cho cảnh sát Hồng Kông dùng vào việc đàn áp. Tuyến đường diễu hành bắt đầu từ Chater Gardens, đi qua Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông và kết thúc tại Chater Gardens. Hoa Kỳ trước đây đã thông qua Dự trong việc che đậy các sản phẩm quân sự và Tổng thống Mỹ.

Biểu tình "Cám ơn nước Mỹ".
Biểu tình "Cám ơn nước Mỹ".

Vào khoảng 12h45 trưa, gần 1.000 người đã tập trung tại Chater Gardens và dành một phút im lặng cho những người quá cố. Nhiều người tham gia đeo khẩu trang và giương cờ Mỹ, những người tổ chức cho biết sẽ có một buổi lễ hát quốc ca Mỹ và cắt bánh ga-tô.

Cảnh sát khám xét những người biểu tình.
Cảnh sát khám xét những người biểu tình.

Những người phát động nói, chủ đề của cuộc biểu tình là để cảm ơn nước Mỹ và cho rằng Luật Dân chủ và Nhân quyền có lợi cho sự phát triển của Hồng Kông trong thời gian lâu dài; có tác dụng ngăn cản, gây áp lực với chính quyền Hồng Kông. Họ cho rằng luật này là vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ và không có sự can thiệp nào vào vấn đề nội bộ của Hồng Kông.

Theo Đông Phương