Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC (AMM): Cần hợp tác tạo động lực tăng trưởng

VietTimes -- Ngày 08/11, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã hoàn thành ngày làm việc đầu tiên với nhiều nội dung quan trọng. 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 chủ trì Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 chủ trì Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Trong đó, vấn đề hợp tác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vưc là nội dung quan trọng được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề cập tại Hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế APEC và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức quan sát viên của APEC, gồm: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn các quốc đào Thái Bình Dương (PIF).
Tham dự Hội nghị còn có Chủ tịch Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự của Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Avezedo với tư cách khách mời.
Nhiều nội dung quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tăng trưởng bền vững cho các nền kinh tế thành viên và khu vực được đưa raNhiều nội dung quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tăng trưởng bền vững cho các nền kinh tế thành viên và khu vực được đưa ra

Trong phiên khai mạc diễn ra sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 cho biết: "Từ sau Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC tại Lima năm ngoái, APEC đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ với nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Phục hồi kinh tế ngày càng vững chắc nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức trung bình trước khủng hoảng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra kỳ vọng mới về tăng năng suất lao động, đi cùng với nó là lo ngại về tác động chuyển đổi. Xu thế hợp tác và liên kết quốc tế tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên, căng thẳng khu vực, chủ nghĩa khủng bố, bất bình đẳng, thảm họa thiên tai và an ninh mạng đang đặt ra những thách thức gay gắt hơn."

Tuy nhiên, “APEC đã một lần nữa khẳng định năng lực thích nghi, chuyển hóa và dẫn dắt. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, APEC tiếp tục đóng góp vào việc bảo đảm châu Á-Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, vì lợi ích của người dân và các doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
Với những nỗ lực đã đạt được, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực và hợp tác hiệu quả của các quan chức APEC, các doanh nghiệp và các bên liên quan thông qua 9 hội nghị và đối thoại của các bộ trưởng  và hơn 200 cuộc họp của các ủy ban, tiểu nhóm công tác được tổ chức trong năm nay, mang lại những kết quả cụ thể nhằm cụ thể hóa chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên hợp tác của Năm APEC 2017.
Các lãnh đạo cấp cao tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chụp ảnh lưu niệmCác lãnh đạo cấp cao tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chụp ảnh lưu niệm

Để đạt được mục tiêu chung, Phó Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung vào ba mục tiêu: Thứ nhất, rà soát kết quả tiến trình hợp tác APEC trong năm nay; Thứ hai, hoàn tất các công tác chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC sẽ diễn ra trong hai ngày tới; Thứ ba, quyết định hướng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực then chốt.

Tại Hội nghị, bên cạnh việc các đại biểu đã tiến hành ba phiên họp toàn thể về chủ đề: Tình hình kinh tế thế giới và khu vực và vai trò lãnh đạo của APEC, Tạo động lực mới cho tăng trưởng, và Tạo động lực mới cho liên kết kinh tế khu vực. Đại diện các tổ chức quốc tế như: WTO đã có bài phát biểu về tình hình thương mại thế giới và công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11; Các tổ chức quan sát viên của APEC là ASEAN, PECC và PIF cũng trình bày về các kết quả hợp tác đạt được trong năm qua và một số khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác với APEC.
Hôm nay (9/11), các Bộ trưởng và Trưởng đoàn sẽ tiếp tục thảo luận các nội dung quan trọng nêu trên.