Hoàn thành thử nghiệm thực địa 5G URLLC đầu tiên trên thế giới qua băng tần C-band

VietTimes -- Tại Minato Mirai 21 (một khu đô thị nổi tiếng bên bờ biển) của thành phố cảng Yokohama, nhà mạng viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản NTT DOCOMO và Huawei đã cùng đạt được một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực thử nghiệm tại hiện trường. 
DOCOMO và Huawei thử nghiệm 5G URLLC tại quận Minato Mirai 21, Yokohama. Ảnh: Huawei.
DOCOMO và Huawei thử nghiệm 5G URLLC tại quận Minato Mirai 21, Yokohama. Ảnh: Huawei.
Cuộc thử nghiệm này tập trung vào trường hợp ứng dụng truyền thông có độ tin cậy cực cao và độ trễ thấp (Ultra-Reliable and Low-Latency Communication - URLLC) với một trạm thu phát sóng lớn trên băng tần 4.5 GHz (C-band) sử dụng một giao diện vô tuyến mới có các tính năng tương tự như giao diện vô tuyến sóng mới (NR) 5G 3GPP.
Các kết quả kiểm tra đã cho thấy hệ thống thử nghiệm 5G hiện tại qua băng tần 4.5GHz có thể đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất cho URLLC được xác định bởi Lĩnh vực Thông tin vô tuyến – Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-R). Việc hoàn thành thử nghiệm đã mở đường cho việc triển khai các trạm thu phát sóng quy mô lớn để hỗ trợ URLLC, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng rộng rãi 5G NR ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Các kết quả kiểm tra đã cho thấy hệ thống thử nghiệm 5G hiện tại qua băng tần 4.5GHz có thể đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất cho URLLC được xác định bởi Lĩnh vực Thông tin vô tuyến – Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-R). Việc hoàn thành thử nghiệm đã mở đường cho việc triển khai các trạm thu phát sóng quy mô lớn để hỗ trợ URLLC, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng rộng rãi 5G NR ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Trong quá trình thử nghiệm này, một giao diện vô tuyến với cấu trúc khung theo thời gian là 0,25ms và công nghệ nhận phân tập thu/phát đã được sử dụng. Kết quả là độ trễ giao diện vô tuyến dưới 1ms và xác suất thành công gói tin vượt quá 99,999% đối với gói tin kích thước 100 byte trong phạm vi phủ sóng 1 km2 (được cung cấp bởi trạm gốc macro 5G).

So với kỹ thuật mã hóa 4G, công nghệ giao diện vô tuyến mã cực (polar code) cho phép chuyển dữ liệu có độ tin cậy cao khi có cùng tỷ lệ tín hiệu – độ can nhiễu (SNR). Trong cuộc thử nghiệm này, mã cực giúp hỗ trợ độ tin cậy cao, đồng thời xác nhận một cải tiến đáng kể trong lớp vật lý HARQ (hybrid automatic repeat request).

Huawei đã hợp tác với DOCOMO để liên tục thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ 5G sáng tạo từ năm 2014. Những nỗ lực chung này sẽ góp phần tạo ra nhiều kịch bản và dịch vụ ứng dụng 5G đòi hỏi độ tin cậy cao hơn và độ trễ thấp hơn (như điều khiển từ xa, trí tuệ công nghiệp, Internet tactile và thực tế tang cường-AR). Huawei và DOCOMO cam kết thúc đẩy tiêu chuẩn hoá truyền thông di động 3GPP toàn cầu và triển khai thương mại 5G vào năm 2020.