Hoa hậu Nhật Bản da đen đầu tiên và chuyện kì thị chủng tộc tại xứ sở Mặt trời mọc

 Sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2015, Ariana Miyamoto phải đối mặt với những chỉ trích của dư luận trong nước khi họ cho rằng người mang hai dòng máu như cô không xứng đáng trở thành hoa hậu.
Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Ariana Miyamoto - Ảnh chụp màn hình abcnews
Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Ariana Miyamoto - Ảnh chụp màn hình abcnews

Miyamoto là một trong nhóm nhỏ “hafu”, từ chỉ những người Nhật Bản có dòng máu lai. Giành chiến thắng một cuộc thi sắc đẹp lớn tại Nhật Bản. Cô cũng là phụ nữ lai dòng máu da đen đầu tiên đạt được danh hiệu này.

Miyamoto sẽ trở thành đại diện cho nước Nhật trên sân chơi quốc tế tổ chức tại tháng 1 năm sau. Cô phát biểu rằng sự xuất hiện của cô, hay xa hơn, một chiến thắng, sẽ giúp người Nhật chấp nhận những hafu. Mặc dù vậy, cô nói thêm, có lẽ Nhật Bản sẽ cần phải có thêm thời gian để thay đổi.

Thậm chí kể cả sau khi giành chiến thằng trong cuộc thi quốc gia, những tờ báo của xứ sở mặt trời mọc vẫn tỏ ra không chấp nhận cô như một người Nhật.

“Cánh phóng viên thường hỏi tôi, “Phần nào của bạn giống người Nhật nhất?”. Câu trả lời của tôi đó là: "Tôi là một người Nhật Bản", Miyamoto chia sẻ.

Ariana Miyamoto cho biết cô muốn cho mọi người biết sự khó khăn của cô cũng như những người lai khác tại Nhạt Bản. “Tôi sinh ra và lớn lên tại Nhật, đây là quê hương của tôi. Tôi mong rằng với chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Nhật Bản, mọi người sẽ chú ý tới điều đó”, Miyamoto chia sẻ.

Mong muón của Miyamoto sẽ phải cần thêm thời gian. Sau khi cô đoạt vương miện, nhiều người đã gửi tin nhắn online để chỉ trích ban tổ chức vì đã lựa chọn một người trông “không giống người Nhật”.

“Một người đoạt vương miện hoa hậu Nhật Bản ít nhất cũng phải có gương mặt giống người Nhật chứ?”, một người chỉ trích.

Cũng đã có đông đảo người Nhật ủng hộ cô: “Tại sao một công dân Nhật Bản, sinh ra và lớn lên ở đây, không thể được coi như một người Nhật?”. một ý kiến chia sẻ.

Miyamoto là kết quả của mối tính giữa một thủy thủ hải quân Mỹ gốc Phi với một phụ nữ Nhật Bản. Cô lớn lên tại Nhật, những đứa trẻ xung quanh thường xa lánh cô vì nước da đen và mái tóc xoăn.

Những trải nghiệm đó thúc đẩy cô giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp để mọi người quan tâm hơn tới những khó khăn mà người lai phải đối mặt tại Nhật Bản, quốc gia vẫn luôn coi mình là  một chủng tộc đơn nhất.

“Đến tận ngày nay, tôi vẫn thường bị coi là không phải người Nhật. Tại nhà hàng, mọi người đưa cho tôi thực đơn bằng tiếng Anh và khen ngợi tôi khi tôi ăn bằng đũa. Tôi muốn thay đổi định nghĩa “người Nhật” trong mắt mọi người”, Myamoto chia sẻ bằng một thứ tiếng Nhật rõ ràng.

Câu chuyện của Miyamoto nổi lên vào thời điểm nhạy cảm, khi vấn đề sắc tốc đang được quan tâm tại Nhật Bản.

Đài truyền hình Fuji từng lên kế hoạch tổ chức một chương trình ca nhạc trong đó có sự góp mặt của một nữ ca sĩ da đen. Chương trình sau đó bị hủy vì áp lực của những nhóm phân biệt chủng tộc. Trong chính phủ, cũng có những chính trị gia phân biệt chủng tộc cực đoan như vậy.

Với chiến thắng của Miyamoto, nhiều người hy vọng Nhật Bản sẽ dần chấp nhận mình như một quốc gia đa sắc tộc. Tại Nhật Bản, một số “hafu” cũng đã dành được những thành công nhất định và được nhiều người biết đến, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao và truyền hình.

Dù số lượng “hafu” chỉ chiếm một nhóm nhỏ trong dân số Nhật, đó lại là nhóm đang tăng trưởng nhanh. Theo Bộ Y tế Nhật, khoảng 20.000 trẻ em có cha hoặc mẹ không phải người Nhật được sinh ra hàng năm, chiếm 2% tổng lượng sinh.

“Ariana đã cho chúng tôi cơ hội để chống lại những định kién cũ về việc một người Nhật phải “trông giống như một người Nhật”, Megumi Nishikura, cô gái mang trong mình cả dòng máu Nhật Bản và Ai len – Mỹ nhận định. Cô đang là một nhà làm phim và đồng đạo diễn bộ phim tài liệu “Hafu” được ra mắt năm 2014.

Miyamoto cho biết, một mất mát cá nhân đã thúc đẩy cô tham dự cuộc thi Hoa hậu. Bạn cô, một người Nhật lai dòng máu Mỹ da trắng, đã treo cổ vì cảm thấy chán nản khi không thể nói được tiếng Anh, nhưng lại chẳng có đặc điểm nào giống người Nhật.

“Cậu ấy nói chẳng có nơi nào cậu ấy cảm thấy như ở nhà”, Miyamoto cho biết. “Tôi nghĩ rằng nếu tôi chiến thắng, nó có thể khuyến khích mọi người hiểu rằng không phải tất cả người Nhật đều trông giống nhau. Đây vẫn sẽ là nhà của chúng tôi”.

Bản thân Miyamoto cũng từng phải chịu đựng sự dèm pha và nói xấu khi lớn lên tại Sasebo, nơi gia đình mẹ cô đã nuôi cô sau khi cha cô rời khỏi Nhật Bản lúc cô vẫn còn là trẻ sơ sinh.

Ở trường, những đứa trẻ khác, thậm chí cả cha mẹ chúng gọi cô là “kurombo”, từ tiếng Nhật tương đương với từ “mọi đen”. Những bạn học cùng lớp không muốn chạm tay vào cô vì sợ màu da của cô sẽ truyền sang cho chúng.

“Tôi đã từng về nhà và giận dữ với mẹ. Tôi hỏi mẹ. Tại sao trông con quá khác biệt như vậy”, Miyamoto kể lại.

Mọi thứ thay đổi khi Miyamoto 13 tuổi, lúc cô quyêt định đến gặp cha mình. Cha cô đã mời cô tới nhà tại Jacksonville, Ark. Miyamoto không bao giờ quên được khoảnh khắc lần đầu tiên nhìn thấy cha và họ hàng của mình.

“Họ có cùng một màu da và khuôn mặt giống tôi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy mình là người bình thường”, cô nói.

Tại Mỹ, cô thường nói về bản thân như một người da đen. Nhưng tại Nhật Bản, cô vẫn gọi mình là một “hafu”.

Chiến thắng của Miyamoto đã lật đổ một hệ thống phân cấp “ngầm” từ lâu trong lòng nước Nhật, khi những người có làn da trắng hơn mặc nhiên được coi là đẹp nhất.

“Arian là Hoa hậu Nhật Bản được nhắc tới nhiều nhất từ trước đến nay”, Stephen Diaz, một nhà báo của Nhật Bản nhận đinh.

“Chúng ta đều nghĩ rằng đây là Nhật Bản. Họ sẽ không trao vương miện cho một phụ nữ da đen. Nhưng cô ấy đã vượt lên rất xa so với các thi sinh khác”

Dù quãng thời gian sống cùng gia đình cha ở Mỹ giúp Miyamoto cảm thấy thoải mái hơn với nguồn gốc da đen của mình, nó cũng dạy cô rằng cô là người Nhật Bản.

Miyamoto sống 2 năm với gia đình ở Mỹ, theo học tại một trường trung học địa phương. Nhưng cô sớm gặp phải những khó khăn. Những khó khăn trong ngôn ngữ, bị đối xử như một người ngoại quốc bởi cả bạn học da trắng và da đen, cô cảm thấy nhớ nhà. Thức ăn Nhật Bản thật khó tìm thấy ở vùng làng quê Arkansas.

“Tôi sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản. Đó là nơi tôi thuộc về”, cô nói.

Cuối cùng cô trở về Sasebo, chưa kịp hoàn thành trung học và làm việc như một bartender (người pha chế rượu). Cô mong rằng chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu sẽ giúp bản thân tiến vào con đường làm người mẫu, sau đó kiếm đủ tiền để theo học Đại học tịa Mỹ.

“Ariana có một câu chuyện đời tư mà không một ai tham dự cuộc thi hoa hậu có được”, Maki Yamaguchi, một thí sinh trong cuộc thi, và hiện là người tư vấn cho Miyamoto nhận định.

“Cô ấy là một nữ hoàng sắc đẹp với nhiệm vụ quan trọng: loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc”

Theo Trí thức trẻ