Hệ thống tên lửa S-300 mà Ukraine được viện trợ bị Nga phá hủy

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bất chấp tuổi đời của chúng, hệ thống S-300 do Ukraine triển khai vẫn là mục tiêu ưu tiên trong chiến dịch không kích của Nga.
Hệ thống tên lửa S-300 mà Ukraine được viện trợ bị Nga phá hủy (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống tên lửa S-300 mà Ukraine được viện trợ bị Nga phá hủy (Ảnh: Military Watch Magazine)

Sau khi có thông tin cho rằng các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 do Slovakia viện trợ đang trên đường tới Ukraine, các hình ảnh xuất hiện cho thấy các hệ thống tên lửa trên đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Nga. Các biến thể của hệ thống tên lửa đất đối không S-300P đã được bán cho Tiệp Khắc vào những năm 1980 và được Slovakia kế thừa sau khi nhà nước phân chia, với kho quân sự chủ yếu là các loại vũ khí được sản xuất từ thời Liên Xô. Các biến thể của S-300 những năm 1980 có khả năng hạn chế hơn nhiều so với các phiên bản hiện đại. Các biến thể S-300 cũ chỉ có phạm vị tác chiến hạn chế dưới 100 km, trong khi biến thể mới nhất đang được sản xuất hiện nay là biến thể S-300V4 có thể tấn công mục tiêu cách xa 400km. Các hệ thống S-300 mà Slovakia viện trợ cho Ukraine không được thiết kế để phòng thủ các khu vực rộng lớn và thiếu khả năng phòng thủ nhiều lớp.

Bất chấp tuổi đời của chúng, S-300 do Ukraine triển khai vẫn là mục tiêu ưu tiên trong chiến dịch không kích của Nga. Mối đe dọa chính đối với các máy bay chiến đấu của Nga được coi là đến từ các hệ thống tên lửa đất đối không cầm tay như Igla và Stinger, được cho là bắn hạ máy bay chiến đấu Su-34 của Nga vào ngày 5 tháng 3. Không giống như S-300, các hệ thống này không có tín hiệu radar và có thể được giấu trong các đội hình bộ binh. Việc phá hủy các hệ thống tên lửa S-300 diễn ra trong bối cảnh Moscow một lần nữa nhấn mạnh rằng các loại vũ khí mà phương Tây viện trợ cho Ukraine sẽ được coi là mục tiêu hàng đầu của Nga.

Theo Military Watch Magazine