Hệ thống tên lửa được coi là "khắc chế cứng" đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 đã cung cấp thêm một lớp phòng thủ mạnh mẽ cho mạng lưới phòng không của Nga.
Hệ thống tên lửa được coi là "khắc chế cứng" đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống tên lửa được coi là "khắc chế cứng" đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Được đưa vào trang bị năm 2021 sau hơn nửa thập kỷ trì hoãn, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 đã cung cấp thêm một lớp phòng thủ mạnh mẽ cho mạng lưới phòng không của Nga. Hiện không có hệ thống tên lửa đất đối không nào trên thế giới có thể sánh ngang với S-500 thời điểm hiện tại. S-500 có phạm vi hoạt động lên đến 600 km, gấp ba lần so với các hệ thống phòng thủ đất đối không của phương Tây là THAAD và Patriot, các hệ thống này chỉ có tầm hoạt động 200 km. S-500 nổi bật với khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh có tốc độ vượt Mach 10, trong khi đó S-400 (phiên bản tiền nhiệm của S-500) có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh có vận tốc Mach 8. Các tính năng tiên tiến của S-500 được đánh giá cao bao gồm khả năng nhận biết tình huống và phát hiện máy bay ở phạm vi 800 km, khả năng đánh chặn vệ tinh và ICBM cũng như khả năng kết nối với các hệ thống phòng không cũ hơn như S-400. Hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 được Nga trang bị từ năm 2007, được thiết kế với mục đích vô hiệu hóa các mục tiêu tàng hình, đặc biệt là các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 và F-35 sắp được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)

Khác với phiên bản tiền nhiệm S-400, S-500 không phải hệ thống phòng thủ để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình. S-500 chủ yếu tập trung vào việc vô hiệu hóa các mục tiêu có giá trị cao như máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến lược, vệ tinh và máy bay không gian. Trong khi đó, các hệ thống cấp thấp hơn như S-400 và các thiết bị bổ sung có tầm bắn ngắn hơn như BuK-M2 hoặc S-350 sẽ chịu trách nhiệm đối phó với các máy bay tàng hình để bù đắp những hạn chế của S-500. Tuy nhiên, ngay cả khi không đối đầu trực tiếp, S-500 vẫn đóng góp một phần quan trọng trong việc đối phó với các máy bay tàng hình của đối phương. S-500 có thể kết nối các cảm biến với S-400 và các hệ thống phòng thủ tầm gần khác, qua đó cung cấp cho hệ thống tên lửa phòng thủ này khả năng nhận biết tình huống cũng như khả năng chống lại các máy bay tàng hình tốt hơn.

Máy bay chiến đấu KC-135 của Không quân Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu KC-135 của Không quân Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

S-500 cũng được tối ưu để vô hiệu hóa các mục tiêu hỗ trợ máy bay tàng hình, ví dụ như máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không (AEW). Tàu chở dầu là chìa khóa cho phép máy bay chiến đấu vượt qua các khu vực rộng lớn cũng là mục tiêu mà S-500 có thể dễ dàng tiêu diệt. Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ bao gồm F-22 và đặc biệt là F-35 có tầm bay ngắn hơn nhiều so với F-15, vì vậy chúng phải phụ thuộc rất nhiều vào tàu chở dầu. Đây sẽ là một bài toán khó cho các máy bay chiến đấu của Mỹ khi đối đầu với S-500 vì hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến này có thể bắn hạ các tàu chở dầu cách xa tới 600 km. Nếu tàu chở dầu bị bắn hạ, nó có thể buộc máy bay chiến đấu phải hạ cánh khẩn cấp hoặc tệ hơn là không thể quay trở lại căn cứ. Các vệ tinh liên lạc, điều hướng, giám sát và dẫn đường nếu bị vô hiệu hóa bởi S-500 cũng sẽ cản trở nghiêm trọng hoạt động của các đơn vị máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương. Do đó, mặc dù S-500 không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đánh chặn máy bay tàng hình, nhưng với khả năng vô hiệu hóa tầm xa các mục tiêu hỗ trợ sẽ tạo ra những thách thức lớn cho máy bay tàng hình của đối phương.

Theo Military Watch Magazine