Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa Nga đe dọa vệ tinh Mỹ

VietTimes -- Truyền thông Mỹ, cụ thể là kênh CNBC dẫn nguồn tin từ báo cáo của tình báo Mỹ cho biết. Nga đã thực hiện các cuộc thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ chống tên lửa tương lai . Kênh truyền hình Mỹ cũng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa "Nudol" cũng là hệ thống phòng thủ vệ tinh (PSO).
Màn hinh điều khiển theo dõi thử nghiệm tên lửa đánh chặn A-235 Nudol. Ảnh TopWar
Màn hinh điều khiển theo dõi thử nghiệm tên lửa đánh chặn A-235 Nudol. Ảnh TopWar

Kênh truyền hình CNBC khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa – chống vệ tinh PRO – PSO được thử nghiệm vào cuối năm 2018. Được phóng từ một bệ phóng di động, tên lửa đã vượt qua 3000 km, thời gian bay là 17 phút. Mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo bị tiêu diệt. Tình báo Mỹ không thông báo chính xác, cuộc thử nghiệm diễn ra ở địa điểm nào.

Nếu những thông tin của truyền thông Mỹ là đúng, đây là lần thử nghiệm thành công thứ hai của Nga vào năm 2018. Tổng cộng, theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Mỹ, Nga tiến hành ít nhất bảy lần thử nghiệm hệ thống phòng chống tên lửa đạn đạo – vệ tinh PRO-PSO Nudol.

Trên các phương tiện thông tin Nga, hệ thống PRO-PSO A-235 (mật danh ban đầu là Samaliot (Máy bay)-M) được các chuyên gia của tập đoàn tên lửa quân sự Almaz-Antey phát triển, trong đó có các tên lửa đánh chặn tầm xa có độ chính xác cao. Những thiết kế ban đầu của chương trình được thực hiện từ thời Liên Xô cuối những năm 80. Do Liên Xô tan rã, toàn bộ công trình trong một thời gian dài thực sự bị đóng băng.

Thông tin từ Nga cho biết, phạm vi tấn công tối đa của hệ thống chống tên lửa "Nudol" là 1,5 nghìn km. Nhưng theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông Mỹ, phạm vi tấn công được tăng lên ít nhất hai lần, vậy đâu là sự thực?

Theo những nhận xét của các chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống “Nudol” đe dọa tất cả các vệ tinh quân sự Mỹ, bay trên thượng tầng khí quyển không phận Nga . Trong tình huống không có vệ tinh truyền thông, trinh sát và định vị, các vũ khí chiến lược Mỹ không thể tấn công chính xác những mục tiêu chiến lược theo kế hoạch tác chiến. Cuộc tập kích dù bằng vũ khí hạt nhân sẽ không mang lại bất cứ kết quả nào và bị phá hủy ngay từ khi mới bắt đầu. 

Nga phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn đầu đạn đạo tầm xa và chống vệ tinh Nudol. Video Bộ quốc phòng Nga