Hành trình từ Android Market đến Google Play của Google

 Cột mốc quan trọng cách đây 5 năm đã thay đổi toàn bộ diện mạo của thương hiệu đắt giá nhất hành tinh - Google.
Hành trình từ Android Market đến Google Play của Google
Hành trình từ Android Market đến Google Play của Google

Giai đoạn 2008-2012: Tiền thân của Google Play

Android Market được ra mắt vào năm 2008 với chức năng cung cấp các ứng dụng và trò chơi cho hệ điều hành Android.
Android Market được ra mắt vào năm 2008 với chức năng cung cấp các ứng dụng và trò chơi cho hệ điều hành Android.

Ban đầu, cửa hàng này chỉ hỗ trợ ứng dụng trả phí tại hai quốc gia là Mỹ và Anh (2009) sau đó mở rộng ra các thị trường khác vào năm 2010.

Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi nội dung số bằng cách khởi động các dự án Google eBookstore và Google Music trong năm 2011.

Tuy nhiên việc có quá nhiều cửa hàng trong cùng một hệ điều hành khiến người dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt và quản lý các nội dung tải về. Vì vậy Google Play là giải pháp thay thế hiệu quả hơn cả. Đặc biệt, nó còn cung cấp khả năng thực hiện các giao dịch thông qua điện toán đám mây. Nếu có nhu cầu đổi điện thoại hay chuyển sang sử dụng máy tính bảng, người dùng chỉ cần đăng nhập và cài đặt lại từ cửa hàng các nội dung cũ.

Tại thời điểm ra mắt vào tháng 3 năm 2012 đã có sẵn 450.000 ứng dụng và trò chơi trên Google Play.

Giai đoạn 2012-2015: Phát triển và thay đổi

6 tháng sau khi hợp nhất thành công các kênh ứng dụng, Google triển khai kế hoạch cung ứng thẻ quà tặng sử dụng trên Google Play, cho phép người dùng mua ứng dụng, trò chơi và các nội dung số mà không cần thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ.

Tháng 5 năm 2014, Google Play được cập nhật mới, bổ sung các thông tin chi tiết của nội dung tải về, bao gồm vị trí xếp hạng và kích thước tệp.
Tháng 5 năm 2014, Google Play được cập nhật mới, bổ sung các thông tin chi tiết của nội dung tải về, bao gồm vị trí xếp hạng và kích thước tệp.

Đại diện Google từng chia sẻ, khoản lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh ứng dụng trên cửa hàng đã trở thành nguồn doanh thu lớn thứ hai của công ty, bên cạnh mạng quảng cáo toàn cầu. Số lượng ứng dụng có sẵn trong Google Play tại thời điểm đó là 1,5 triệu trong khi App Store (Apple) chỉ dừng lại ở mức 1,2 triệu.

Tháng 3 năm 2015, Google quyết định tách riêng mảng kinh doanh thiết bị phần cứng ra khỏi cửa hàng với tên gọi mới là Google Store. Từ đây, Google Play trở thành nguồn cung cấp nội dung số thuần túy trên nền tàng Android.

Giai đoạn 2015-2017: Giữ vững phong độ

Từ năm 2016, tất cả những biểu tượng sử dụng trong bộ ứng dụng của Google Play đều được thiết kế lại để phù hợp với biểu tượng chính. Vừa qua, công ty cho biết tất cả các  thiết bị Chromebook phát hành trong năm nay đều sử dụng được phần mềm trên cửa hàng do có kết nối trực tiếp với Google Play.

Ngoài ra, để đối phó với nạn gian lận hòng tăng số lượng tải xuống và lượt đánh giá, ông lớn vùng Mountain View đã thẳng tay rà soát, thắt chặt các quy định đầu vào và có biện pháp quyết liệt, nói không với phạm bản quyền, ứng dụng rác.

Tương lai

Mặc dù trên thị trường xuất hiện các cửa hàng ứng dụng từ bên thứ ba, tiêu biểu là Amazon Appstore, song Google Play vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Mặc dù trên thị trường xuất hiện các cửa hàng ứng dụng từ bên thứ ba, tiêu biểu là Amazon Appstore, song Google Play vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu AppBrain, lượng ứng dụng trên Google Play đã đạt mức 2,77 triệu chưa tính số lượng phim, chương trình truyền hình, nhạc, sách điện tử, tạp chí và các nội dung số khác. Trong bài đăng mới đây của Google, hãng tuyên bố hiện có 1 tỷ người dùng Google Play hoạt động tại hơn 190 quốc gia khác nhau.

Trong tương lai, Google Play sẽ đóng vai trò then chốt, là trung tâm của hệ sinh thái “robot xanh”, bao quanh bởi điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ Android Wear, Android Auto và Android TV… giúp gã khổng lồ xanh ngày một lớn mạnh.

Theo Zing