Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất bán dẫn, Trung Quốc sớm vượt lên

VietTimes -- Năm nay, Hàn Quốc  dự kiến sẽ trở thành nhà đầu tư hàng đầu thế giới về thiết bị bán dẫn và có thể vẫn là nhà đầu tư hàng đầu trong năm tới với 13,38 tỷ USD, trong khi Đài Loan tụt xuống vị trí thứ 3. Tuy nhiên, vị trí đó sẽ thuộc về Trung Quốc trong vài năm tới. 
Trong nhà máy sản xuất chip tại Hàn Quốc
Trong nhà máy sản xuất chip tại Hàn Quốc
Hàn Quốc dự kiến sẽ trở thành nhà đầu tư hàng đầu thế giới về thiết bị bán dẫn trong năm nay và cả trong năm 2018 trong bối cảnh đầu tư cho ngành này trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục.

Theo báo cáo của Tổ chức Thiết bị và Nguyên liệu Bán dẫn Quốc tế (Semiconductor Equipment and Materials International -SEMI), năm nay, toàn thế giới sẽ chi 49,4 tỷ USD cho các thiết bị công nghệ chế tạo bán dẫn, tăng 19,8% so với năm ngoái. Chỉ số này vượt quá kỷ lục 47,7 tỷ USD từng được thiết lập vào năm 2000. Báo cáo cũng nêu rõ, kỷ lục này cũng bị phá vỡ vào sang năm khi mức đầu tư tăng 7,7% lên 53,2 tỷ USD.

Tính theo quốc gia, đầu tư của Hàn Quốc trong năm nay được đánh giá ở mức 12,97 tỷ USD, tăng 68,7% phần trăm so với năm ngoái, vượt qua con số 12,73 tỷ đô la của Đài Loan, vốn liên tục giữ vị trí số 1 trong năm năm qua.

Theo báo cáo, Hàn Quốc có thể vẫn là nhà đầu tư hàng đầu trong năm tới với 13,38 tỷ USD, trong khi đó, Đài Loan tụt xuống vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, nước sẽ có thể chi 11,04 tỷ USD để nâng cấp các cơ sở sản xuất của họ.

Một quan chức trong ngành công nghiệp sản xuất chip địa phương cho biết sự dẫn đầu của Hàn Quốc có thể chỉ là tạm thời.

"Quy mô thị trường của chúng tôi có thể mở rộng nhanh chóng trong năm nay với mức chi phí mua sắm trang thiết bị mạnh mẽ của Samsung Electronics và SK hynix, nhưng tốc độ tăng trong năm năm tới sẽ chậm lại", quan chức này nói. "Trung Quốc đã triển khai một chiến dịch đầu tư to lớn để trở thành nhà sản xuất hàng đầu về chất bán dẫn, do đó họ có cơ hội để trở thành nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này trong vòng vài năm tới".
Theo Yonhap