Hải quân Mỹ sẽ cải tổ quy mô lớn, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ yếu đi

VietTimes -- Tờ Navy Times Mỹ ngày 10/2 đăng bài viết "Hải quân Mỹ thúc đẩy cải tổ quy mô lớn, có khả năng tước đoạt một phần quyền lực của Hạm đội Thái Bình Dương" của tác giả David Larter.
Đô đốc Bill Moran, phó tư lệnh hải quân Mỹ. Ảnh: Stars and Stripes.
Đô đốc Bill Moran, phó tư lệnh hải quân Mỹ. Ảnh: Stars and Stripes.

Theo bài viết, Hải quân Mỹ đang thúc đẩy cải tổ quan trọng, có thể sẽ tước đoạt một phần hoặc toàn bộ chức năng nhân sự, huấn luyện và trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương, thu về cho Bộ tư lệnh hạm đội Mỹ ở bờ biển phía đông.

Hành động này và những cải tổ khác có nguồn gốc từ hai kết quả đánh giá. Báo cáo đánh giá cho rằng về lâu dài, Hạm đội Thái Bình Dương nằm ở khu vực chiến đấu độc lập, cần có quyền sắp xếp, bố trí lực lượng, tình hình này làm cho việc phân chia quyền chỉ huy, kiểm soát không rõ ràng.

Nhưng quan điểm thu một phần quyền lực của Hạm đội Thái Bình Dương và một số biện pháp cải tổ đang xem xét khác đã gây tranh cãi. Thượng tướng 4 sao Hạm đội Thái Bình Dương ngày 6/2 đã phản đối quan điểm này.

Tuy nhiên, xét thấy tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương nằm ở Nhật Bản phổ biến tồn tại tình trạng sẵn sàng chiến đấu không đủ, những tiếng nói cải tổ có thể gây ảnh hưởng lớn đến cấp cao hải quân.

Phó tư lệnh Hải quân Mỹ gần đây trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết việc cải tổ theo hai báo cáo đánh giá của hải quân đang được tiến hành bởi Ủy ban cải cách và giám sát sẵn sàng chiến đấu mới thành lập. Ủy ban này do phó bộ trưởng bộ tác chiến hải quân lãnh đạo.

Đô đốc Bill Moran cho rằng: "Trong đó một tiểu ban công tác được lãnh đạo bởi phó bộ trưởng bộ tác chiến hải quân phụ trách tình báo, quy hoạch và chiến lược, đồng thời hợp tác với hạm đội, văn phòng các vấn đề lập pháp và các cơ quan khác để nghiên cứu nghiêm túc việc sắp xếp, bố trí lực lượng. Mô hình hiện có là bờ biển phía đông và phía tây đều có quyền sắp xếp, bố trí lực lượng".

Bill Moran cho biết thêm: "Vì vậy, chúng tôi đang nghiên cứu rất nghiêm túc việc này. Bộ trưởng hải quân và bộ trưởng tác chiến hải quân rất quan tâm đến việc này".

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson, hải quân Mỹ. Ảnh: Defense News.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson, hải quân Mỹ. Ảnh: Defense News.

Các biện pháp quan trọng đang xem xét khác còn bao gồm chuyển chức vụ tư lệnh 3 sao lực lượng mặt nước và lực lượng đường không hải quân Thái Bình Dương sang cho Norfolk, gần hơn với sĩ quan chỉ huy bộ tư lệnh hạm đội có quyền lực tương đối lớn, đây là một trong những khả năng được đề nghị.

Trước cuộc cải tổ quan trọng lần trước vào năm 2001, bờ đông và tây đều có một tư lệnh 3 sao, phụ trách hiện đại hóa tàu chiến dưới quyền, phát triển tư tưởng huấn luyện và tác chiến. Nhưng sau cải tổ, hải quân đã áp dụng mô hình lãnh đạo và bị lãnh đạo, lực lượng mặt nước và lực lương đường không hải quân Thái Bình Dương là tư lệnh 3 sao, còn lực lượng tương ứng của bờ biển phía đông là tư lệnh 2 sao, do bờ biển phía tây chỉ huy.

Báo cáo đánh giá của bộ trưởng hải quân đề nghị tất cả công tác lãnh đạo đều chuyển cho Norfolk, cấp dưới giữ lại ở khu vực Thái Bình Dương.

Báo cáo còn đề nghị khôi phục lại Hạm đội 2 đã bị xóa bỏ trước đây để làm lực lượng sẵn sàng chiến đấu bờ biển, giống như Hạm đội 3 ở bờ biển phía tây. Một số nguồn tin cho biết đề nghị này rất có thể được thực hiện, nhưng có nguồn tin nghi ngờ Hạm đội 4 có thể bị giải tán dựa trên các kiến nghị.

Đô đốc về hưu Bob Natter là tư lệnh Hạm đội 2 cuối cùng, từng làm tư lệnh bộ tư lệnh hạm đội nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2001. Ông đồng quan điểm với Đô đốc Bill Moran, cho rằng sẽ có sự cải tổ quan trọng. "Tôi cho rằng tiến hành điều chỉnh cần thiết là xác đáng và kịp thời".

Ba cụm tấn công tàu sân bay hải quân Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng với tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Business Insider.
Ba cụm tấn công tàu sân bay hải quân Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng với tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Business Insider.