Hải quân Mỹ đẩy mạnh hoàn thiện robot “Thợ săn biển” để chống “Hố đen”

VietTimes -- Trang National Interest đăng tải bài viết của nhà bình luận quân sự Michael Peck cho rằng, Hải quân Mỹ đã chế tạo được vũ khí “hoàn hảo” chống lại các tàu ngầm “hố đen” Nga như "Varshavianka" và "Lada". Đó là tàu săn ngầm không người lái mang tên Sea Hunter.
Robot chống ngầm "Sea Hunter" ra khơi thử nghiệm. Ảnh minh họa The National Interest
Robot chống ngầm "Sea Hunter" ra khơi thử nghiệm. Ảnh minh họa The National Interest

Tàu không người lái săn ngầm là kết quả của chương trình phát triển các trang thiết bị chống ngầm “Anti-Submarine Warfare (ASW)”  không người lái hoạt động liên tục ngày đêm “Continuous Trail Unmanned Vessel” ACTUV, được đặt tên là Sea Hunter của Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA và Cơ quan nghiên cứu Hải quân (ONR). Tháng 01.2018, DARPA chính thức chuyển giao nguyên mẫu giới thiệu công nghệ, được đặt tên là Sea Hunter cho ONR

Cơ quan ONR tiếp tục phát triển nguyên mẫu Sea Hunter mang tính đột phá công nghệ để đưa ACTUV trở thành một phương tiện tác chiến trên biển hoàn toàn mới có thể cơ động trên hàng nghìn km cả tháng, không sử dụng bất cứ thủy thủ nào. Đây được coi là robot không người lái hạng trung (MDUSV).

Công tác chuyển giao vào thử nghiệm là thành quả của ba năm hợp tác giữa DARPA và ONR kể từ tháng 09.2014. Tháng 04.2016 các bên thực hiện một lễ rửa tội cho Sea Hunter, chính thức chuyển đổi từ dự án thiết kế và chế tạo của DARPA sang giai đoạn thử nghiệm hoạt động trên biển lớn, được tiến hành với ONR.

Trong tháng, tàu Sea Hunter được đưa đến San Diego, California để thử nghiệm trên biển. ONR có kế hoạch tiếp tục lịch trình thử nghiệm tích cực trên biển để phát triển hơn nữa các công nghệ áp dụng ACTUV / MDUSV, bao gồm vấn đề tự động hóa điều chỉnh tải trọng, thu thập và xử lý dữ liệu của các cảm biến, phát triển nhanh những moden tự động điều khiển đặc thù cho những nhiệm vụ mới và nghiên cứu phát triển giải pháp công nghệ liên kết phối hợp tự động với các robot USV khác. Khi có được những kết quả của các thử nghiệm đó, chương trình MDUSV được chuyển sang thử nghiệm những hoạt động chiến đấu của Hải quân Mỹ năm 2018.

Trên Sea Hunter được lắp đặt nhiều radar các loại, hệ thống quang điện tử, quang ảnh nhiệt có thể quan sát trên mặt biển xung quanh ngày đêm, trạm tác chiến điện tử, hệ thống sonar siêu mạnh, hệ thống máy tính có công suất lớn, kết nối với cơ sở dữ liệu chiến thuật link data nhằm xác định chủng loại các phương tiện nổi và đặc biệt là tàu ngầm bằng phương pháp so sánh tương đương và đặc thù. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh và ngẫu nhiên (các đài truyền thông vô tuyến khác) cho phép bí mật chuyển tải thông tin trên hàng nghìn km.

SeaHunter sẽ có sứ mệnh hoạt động trên một vùng nước rộng lớn, thực hiện nhiệm vụ phát hiện và theo dõi những tàu ngầm của Nga, Trung Quốc và các quốc gia không thân thiện khác. Trong tình huống cần thiết, USV sẽ đeo bám mục tiêu, chỉ thị tọa độ của các tàu ngầm thù địch cho các lực lượng chống ngầm tấn công tiêu diệt hoặc cưỡng bức phải nổi lên.

Sea Hunter được thiết kế dựa trên sơ đồ (ba thân) Trimara. Chiều dài khoảng 130 feet (40 m). USV có dự trữ hải trình độc lập từ 60 đến 90 ngày. Tốc độ của tàu đạt cao nhất là 27 hải lý.

Phương án phát triển các USV săn ngầm là một trong những giải pháp làm giảm chi phí mua sắm những phương tiện trinh sát có người lái đắt tiền, giảm thiểu tối đa kinh phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Tiêu hao hàng ngày cho một tàu không người lái tiêu tốn của Hải quân Mỹ khoảng 15-20 nghìn USD, nhưng chi phí tàu khu trục hiện đại Mỹ hàng ngày đòi hỏi đến 700 nghìn USD.

Nhà bình luận quân sự Mỹ Michael Peck trong bài viết trên The National Interest tin rằng "Thợ săn biển – Sea Hunter" có thể được Hải quân Mỹ đưa vào biên chế trong năm nay. Tháng 12.2019, Hải quân Mỹ cũng ký hợp đồng phát triển một USV khác với tên dự kiến là "Thợ săn biển - 2".

Các USV “Thợ săn biển” được cho sẽ là khắc tinh của các tàu ngầm lớp "Varshavianka" và "Lada" và sẽ được xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh, có trong khu vực biển của mình các loại tàu ngầm Kilo hiện nay và Lada tương lai. Bằng cách này, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ ngăn chặn được các “Hố đen”, mặc dù không có khả năng tấn công Nga, nhưng sẽ giảm được lượng xuất khẩu các tàu ngầm này ra nước ngoài. Đây chính là bản chất của chương trình ACTUV / MDUSV, đặc biệt đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và các đồng minh châu Á.

Tàu robot không người lái chống ngầm Sea Hunter, video DARPA