Hacker Guccifer tiết lộ người đã “hack” các cuộc bầu cử Mỹ

VietTimes -- Trong cuộc phỏng vấn của Fox News, hacker người Rumani  Marcel Lazar, biệt danh Guccifer cho biết: Máy chủ Uỷ ban bầu cử quốc gia của Đảng Dân chủ không phải bị người Nga hack, mà là "một ai đó từ chính phủ Mỹ". 
Theo FoxNews, Guccifer 2.0 đến từ chính quyền Mỹ, không phải đến từ Nga
Theo FoxNews, Guccifer 2.0 đến từ chính quyền Mỹ, không phải đến từ Nga

Ngày 11.08.2017, FoxNews đăng tải một video, công bố buổi phỏng vấn độc quyền với hacker Guccifer tại nhà tù Arad ở Rumani. Hacker người Rumani biệt danh Guccifer đưa ra tuyên bố gây sốc về sự cố bẻ khóa đột nhập máy chủ của Ủy ban bầu cử quốc gia đảng Dân chủ Mỹ và máy chủ hộp thư cá nhân của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton.

Theo quan điểm của hacker Rumani, Bộ Ngoại giao Mỹ, NSA và CIA đã hướng vấn đề này về phía các hacker Nga. Tội phạm mạng người Rumani cho rằng, hacker Nga nếu làm sẽ chuyên nghiệp hơn nhiều, không để lại những dấu vết dẫn đến địa chỉ để tìm ra.

Năm 2013, Guccifer đưa ra công chúng việc Hillary Clinton, lúc đó đang giữ vị trí ngoại trưởng Mỹ thực hiện các cuộc trao đổi thư tín cấp nhà nước theo đường truyền điện tử không bảo mật. Tên thật của Guccifer là Marcel Lazar. Hiện hacker này đang thực hiện án phạt 7 năm trong nhà tù Rumani vì đã tiến hành các hoạt động tội phạm mạng.

Mỹ đang yêu cầu Rumani dẫn độ hacker này để thực hiện thêm một án phạt 52 tháng về tội xâm nhập trái phép vào các máy tính của hơn 100 công dân Mỹ, trong đó có Sidney Bluementhal, Colin Powell và các thành viên của gia đình Bush.

Trong buổi phỏng vấn với nhà điều hành sản xuất chương trình cao cấp (Senior Executive Producer) Pamela K. Browne của FowNews, Guccifer cho biết hacker này muốn được thực hiện hai án phạt cùng lúc trong nhà tù ở Rumani. 

Marcel Lazar , hacker Guccifer: Tôi muốn được thực hiện án phạt của Mỹ trên đất nước tôi.

Pamela Browne, nhà báo Fox News: anh khẳng định hay mong muốn, tòa án Rumani sẽ không dẫn độ anh đến Mỹ?

Marcel Lazar: Vâng, đúng vậy. Trước tòa họ muốn tăng thêm thời gian phạt.  

Như đã tuyên bố với Fox News, Guccifer cho rằng, mã độc Guccifer 2.0, được sử dụng để bẻ khóa máy chủ của Ủy ban bầu cử quốc gia đảng Dân chủ không phải là người Nga mà là một ai đó trong chính quyền Mỹ. Một trong những cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã khiến hacker người Rumani cảm nhận thấy điều này ngay trong thời gian diễn ra cuộc chạy đua bầu cử Mỹ lần thứ nhất mùa thu năm 2016.

Marcel Lazar: Tôi tin rằng Guccifer 2.0 – là sản phẩm của một trong những đồng minh. Tôi nghĩ rằng, Guccifer 2.0 - là sản phẩm của một ai đó từ Bộ Ngoại giao, từ đội Cyber Command NSA hay một ai đó từ "Vault 7". Đó là một trong số họ. Vâng, tôi đã làm công việc này trong 15 năm và tôi biết tôi đang nói về điều gì.

Vâng, một người dấu tên hỏi tôi về vấn đề này và muốn tìm hiểu xem tôi sẽ phản ứng ra sao? Tôi sẽ nói thế nào? Nhưng tôi nghĩ họ đang chuẩn bị một cái gì đó dạng như là Guccifer 2.0. Vì người dấu tên, đến từ Bộ ngoại giao Mỹ hỏi tôi: “anh sẽ nghĩ thế nào…?” “Hãy tưởng tượng là sẽ xuất hiện thêm một Guccifer nữa, anh sẽ nghĩ thế nào?”

Tôi đã trả lời: “Anh biết không, tôi đang đợi, sẽ xuất hiện không phải một mà là hàng nghìn Guccifer”. Tôi không có ý khoe khoang - anh chàng này đã làm tôi cảm thấy hãnh diện. Tôi nói: "Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn nữa. Nhưng tôi không biết rằng sẽ có một Guccifer 2.0 thế này.

Mặc dù cựu giám đốc FBI James Komi đã phủ nhận điều này, Guccifer vẫn tuyên bố đã đột nhập thành công vào server e-mail của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và anh ta không phải là người đầu tiên.

Marcel Lazar: Về vẫn đề đột nhập máy chủ của đảng Dân chủ ở Chappake, bang NY. Máy chủ này đã bị lục soát trước tôi rất lâu. Nó bị lục soát vào năm 2012 từ địa chỉ IP ở Belgrade, Serbia, sau đó lại bị lục soát một lần nữa vào năm 2013 từ địa chỉ IP Nga và Ukraina.

Điểm mấu chốt là ai đó đã đặt một máy chủ ảo để sao chép tài liệu, một máy chủ ảo trong máy chủ thư tín điện tử của Hillari Klinton. Vấn đề đặt ra là, có bao nhiêu nước. Một, hai hoặc ba? Vào thời điểm nào đã xâm nhập toàn bộ máy chủ. Tôi nghĩ rằng, tôi chắc chắn rằng ở một số người, tôi có thể nói chắc chắn rằng một số người có toàn bộ dữ liệu lưu trữ trên máy chủ của đảng Dân chủ Mỹ.

Pamela Browne: Có nghĩa là, tất cả đều đã vào lục soát trong máy chủ này?

Marcel Lazar: Hầu như tất cả, vấn đề không phải là có ai đã cài đặt máy chủ ảo để sao lưu dữ liệu máy chủ thư tín điện tử của Hillari Klinton. Vấn đề là có bao nhiêu người đã làm, bao nhiêu nước đã làm điều này?

Pamela Browne: Theo anh, trong giai đoạn 2012 đến 2013, máy chủ đã bị đột nhập và lục soát ít nhất là 3 lần?

Marcel Lazar: Vâng, Vâng. Năm 2012, từ Serbia, năm 2013 - từ Ukraine và Nga. Thông tin này có được từ tất cả các nguồn.

Đến thời điểm này, chỉ có hacker Guccifer là người duy nhất bị bắt vì tình nghi tham gia vào vụ bê bối có liên quan đến Clinton. Hacker người Rumani khẳng định không bao giờ có bất cứ mối quan hệ nào với Nga.

Marcel Lazar: Hacker Nga hoạt động chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ sẽ không cho phép để dấu vết trên các tài liệu có thể dẫn đến việc lần ra địa chỉ. Hoạt động này do những người khác thực hiện. Họ muốn hướng những cáo buộc này về phía Nga.

Guccifer 2.0 không phải đến từ Nga, mà đến từ chính quyền Mỹ - video FoxNews
TTB