Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về Tây Tạng, Trung Quốc phản ứng quyết liệt

VietTimes -- Tiếp theo việc xem xét và thông qua các dự luật liên quan đến Hồng Kông, Tân Cương, Quốc hội Mỹ tiếp tục chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền khi đưa vấn đề Tây Tạng vào chương trình nghị sự.
Việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua jluaatj về Tây Tạng đã khiến Trung Quốc rất tức giận.
Việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua jluaatj về Tây Tạng đã khiến Trung Quốc rất tức giận.

Theo trang tin Đông Phương, hôm thứ Tư (18/12) theo giờ Washington tức 19/12 theo giờ Bắc Kinh, Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật ủng hộ và Chính sách Tây Tạng” (Tibetan Policy and Support Act, H.R. 4331), được cho là phiên bản nâng cao của “Đạo luật Chính sách Tây Tạng” năm 2002.

Nội dung luật này nói rằng bất kỳ quan chức Trung Quốc nào can thiệp vào vấn đề chuyển thế (tái sinh) của đức Dalai Lama sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt, bao gồm đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ và từ chối họ nhập cảnh Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối Hoa Kỳ và đã nghiêm khắc giao thiệp.

Các dân biểu Mỹ nghe điều trần về dự luật.
Các dân biểu Mỹ nghe điều trần về dự luật.

Dự luật đã được đề xuất lên Hạ viện và Thượng viện bởi Chủ tịch Ủy ban về Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ (CECC), Hạ nghị sỹ Dân chủ James McGovern và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Florida Marco Antonio Rubio. Ông Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, tuyên bố tại phiên điều trần rằng: yêu cầu của Bắc Kinh về việc chỉ định chính thức nhà lãnh đạo tôn giáo người Tạng kế vị đức Dalai Lama là vi phạm rõ ràng về tự do tôn giáo quốc tế và truyền thống của người Tạng. Dự luật gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu can thiệp vào tự do tôn giáo của Tây Tạng.

Ngoài việc quy định rằng Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt về kinh tế và thị thực đối với các quan chức Trung Quốc có liên quan, dự luật cũng yêu cầu không cho phép Trung Quốc thành lập một lãnh sự quán mới tại Hoa Kỳ trước khi Hoa Kỳ được đặt lãnh sự quán ở Lhasa, Tây Tạng.

Tiếp sau đây, dự luật sẽ còn phải được toàn bộ Hạ viện biểu quyết thông qua, sau đó cần được Thượng viện thông qua và hai phiên bản của dự luật sẽ được điều phối trước khi đệ trình lên Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

Chiều ngày 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố về việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua dự luật mới về Tây Tạng. Ông nói, hành động này của phía Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và gửi tín hiệu sai tới các thế lực đòi Tây Tạng độc lập; Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận.

Ông Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện: Dự luật gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu can thiệp vào tự do tôn giáo của Tây Tạng.
Ông Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện: Dự luật gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu can thiệp vào tự do tôn giáo của Tây Tạng.

Cảnh Sảng nói rằng chính sách và lập trường của Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Tây Tạng là nhất quán và rõ ràng, vấn đề Tây Tạng hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, không thế lực bên ngoài nào được phép can thiệp.

Ông nhấn mạnh rằng các dự luật liên quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là coi thường sự thật và đầy định kiến. Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Ông thúc giục Hoa Kỳ cần nhận thức đầy đủ mức độ nhạy cảm cao của các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, tuân thủ các cam kết đôívới Trung Quốc trong vấn đề liên quan đến Tây Tạng; chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và ngừng thúc đẩy các dự luật liên quan.