Hà Nội đi đầu trong phong trào xây dựng quốc gia khởi nghiệp

VietTimes – “Thời công nghệ 4.0, với sự tiếp cận nhanh nhạy, tôi tự tin thế hệ trẻ Việt đủ sức vươn ra với thế giới. Tuy nhiên rất cần hệ sinh thái phù hợp để có môi trường để phát triển. Các địa phương cần tạo điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp, thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ là xây dựng một quốc gia khởi nghiệp”, ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Đại diệ khách mời tại Diễn đàn
Đại diệ khách mời tại Diễn đàn

Sáng 6/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Thủ đô năm 2018 đã diễn ra tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức khai mạc chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp thủ đô 2018. Với chủ đề “Sáng tạo, khởi nghiệp phát triển Thủ đô”, phiên khai mạc đã đem đến những vấn đề lớn cần giải quyết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời đại 4.0.

Sự kiện do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp – ĐHQGHN (VNU-CSK) kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tổ chức, theo công văn chỉ đạo số 5375/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu, tìm ra giải pháp cho các vấn đề nổi cộm, đồng thời kết nối, hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với thị trường và các nhà đầu tư.

Phát biểu khai mạc buổi lễ
 Phát biểu khai mạc buổi lễ

Ngoài ra, Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ của các chuyên gia về tiềm năng, triển vọng của khởi nghiệp tại Hà Nội, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân địa phương, nhất là trong bối cảnh thế giới đang hội nhập theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Diễn đàn thu hút đông đảo khách tham dự
 Diễn đàn thu hút đông đảo khách tham dự

Tiềm năng của doanh nghiệp khởi nghiệp trong cuộc cách mạng số

Mô hình khởi nghiệp không phải là bán sản phẩm, mà thực chất là bán trí tuệ. Các nhà đầu tư luôn chú trọng đến cách thức xây dựng mô hình kinh doanh để đánh giá chất lượng doanh nghiệp.

Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường - Bộ KH&CN, hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung bao gồm nguồn nhân lực, các doanh nhân có kinh nghiệm truyền cảm hứng hoặc cầu nối để tiếp cận với nguồn vốn, các nhà đầu tư và một phần không thể thiếu là văn hóa khởi nghiệp. “Thay đổi tư duy, dám chấp nhận sự khác biệt, sự đột phá, chấp nhận những mô hình mới, ghi nhận những sự thất bại ban đầu của lớp trẻ, động viên họ không nản chí mà đứng lên làm lại” là phương châm của chung tôi hiện nay - ông Quất cho biết.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường - Bộ KH&CN
  Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường - Bộ KH&CN

Văn hóa này tại các nước châu Á còn hạn chế hơn các nước châu Âu. Vài năm trở lại đây, các nước châu Á đã nhận ra rằng năng lực cá nhân trong thế giới phẳng, nền công nghệ số vô cùng quan trọng và đang dần được khích lệ. Trường Đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ lớn nhất, vì thế sinh viên chính là nguồn nhân lực tiềm năng cho khởi nghiệp sáng tạo.

“Thời công nghệ 4.0, với sự tiếp cận nhanh nhạy, tôi tự tin thế hệ trẻ Việt đủ sức vươn ra với thế giới. Tuy nhiên rất cần hệ sinh thái phù hợp để có môi trường để phát triển. Các địa phương cần tạo điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp, thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ là xây dựng một quốc gia khởi nghiệp”, ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Giải pháp xúc tiến xây dựng thành phố khởi nghiệp tại Hà Nội

Về mặt chính sách, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính quyền đã đẩy mạnh cải cách hành chính, đăng kí kinh doanh qua mạng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập các đề án giải quyết khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư xây dựng…

“Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng đã đồng hành và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, nâng cao chất lượng dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, triển khai các ứng dụng thông minh, hình thành các nền tảng cho thành phố thông minh, khai trương cổng thông tin điện tử khởi nghiệp của thành phố nhằm phục vụ các cộng đồng start-up thủ đô, hình thành các vườn ươm doanh nghiệp, các chương trình đào tạo nhân lực, tổ chức các ngày hội kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết trong tham luận “Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của thành phố Hà Nội”.

Về mặt truyền thông, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, bao gồm mua sắm công và thị trường xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp không có vốn dành cho quảng cáo rất cần sự góp sức của các đơn vị truyền thông báo chí. “Mỗi đơn vị truyền thông nên dành một khoảng trống nhỏ dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp có điều kiện quảng bá mà không tính phí”.

Ngoài ra, tại sân Quảng trường Đại học Quốc gia Hà Nội còn diễn ra triển lãm “Sáng tạo, Khởi nghiệp phát triển thủ đô”, bao gồm 60 gian hàng đến từ nhiều doanh nghiệp với  các lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số hình ảnh tại triển lãm:

Trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra 6 chuỗi hoạt động lớn như: Diễn đàn khởi nghiệp Thủ đô 2018; Khu triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; Hội thảo khoa học về triển giao trí thức; Pitching các dự án khởi nghiệp; Talkshow với chuyên gia khởi nghiệp; Galar dinner kết nối doanh nhân.