Nghịch lý trong quan hệ Nga – Mỹ

Giới chính trị Nga coi hành xử của Mỹ là “thiếu thân thiện, thiếu khôn ngoan, thiếu nhất quán”

VietTimes -- Giới nghiên cứu quan sát chính trị Nga, đã gần như ngay lập tức “đọc vị” được nguồn gốc và những động lực bên trong cách hành xử của chính quyền Trump, mà theo họ là “thiếu thân thiện, thiếu khôn ngoan thiếu nhất quán”. Một thái độ phản ánh sự bất đồng nội sâu sắc trong giới tinh hoa chính trị Mỹ, một thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ với với Nga và vị thế không hề vững chắc của Trump.  
Trừng phạt Nga phản ánh sự bất đồng nội bộ sâu sắc trong giới chính trị Mỹ.
Trừng phạt Nga phản ánh sự bất đồng nội bộ sâu sắc trong giới chính trị Mỹ.

Ngày 09/08/2018, phía Mỹ đã chính thức tuyên bố mục tiêu của các lệnh trừng phạt Nga dự kiến vừa công bố. Trong cuộc họp báo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Heather Nauert cho biết, với biện pháp trừng phạt này, Mỹ đang cố gắng "cải thiện cách hành xử" của Nga, một điều đáng quan tâm đối với cả hai quốc gia.

"Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đã nói rằng, chúng tôi muốn có quan hệ tốt hơn với chính phủ Nga". Chúng tôi hiểu rằng giữa chúng tôi có nhiều vấn đề liên quan, gây sự lo ngại lẫn cho nhau. Nga là một nước lớn, nước Mỹ cũng vậy", bà Nauert tuyên bố,

"Khi phát sinh một tình trạng như vậy, bạn buộc phải tiến hành các cuộc thảo luận với các đối tác khác. Và các biện pháp trừng phạt, chính là cách thức chúng tôi cố gắng tác động, để các đối tác khác có hành xử tốt hơn", bà nói thêm.

Như đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trước đó: Lệnh trừng phạt Nga được áp đặt trên cơ sở những cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hóa học, để đầu độc cha con Skripal cựu điệp viên Nga đầu tháng 03/2018 ở Salisbury Anh. Những lệnh trừng phạt dự kiến này bao gồm 2 gói, gói đầu tiên bắt đầu có hiệu lực 22/08/2018. Tức là 15 ngày kể từ khi chính quyền Trump chính thức thông báo cho Quốc hội Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt được dựa trên một Điều luật của Mỹ, về kiểm soát vũ khí hóa học và sinh học, được thông qua vào năm 1991. Trước đó, những biện pháp trừng phạt tương tự, đã được áp đặt chống lại Syria 2013. Cũng như chống lại CHDCND Triều Tiên tháng 03/2018. Vì Triều Tiên đã sử dụng vũ khí hóa học trong vụ ám sát Kim Jong-Nam, anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un.

Đối với những tuyên bố “không thân thiện” của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 08/08/2018, trong những ngày qua, phía Nga đã có những phản ứng dữ dội. Từ tất cả mọi giới trong xã hội, mọi lĩnh vực đời sống và ở mọi cấp độ chính quyền.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Đối với cuộc chiến như vậy, chúng ta sẽ cần phải phản ứng, bằng các biện pháp kinh tế, bằng các biện pháp chính trị. Và nếu cần, cả bằng các biện pháp khác.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Đối với cuộc chiến như vậy, chúng ta sẽ cần phải phản ứng, bằng các biện pháp kinh tế, bằng các biện pháp chính trị. Và nếu cần, cả bằng các biện pháp khác.  

Trước hết là lĩnh vực “nhạy cảm” nhất. Thị trường ngoại tệ và chứng khoán Nga cũng đã có những phản ứng tức thời. Cuối ngày 10/08, trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/rúp = 66.91 (tăng 2.8 rúp hay là 4%) và Euro/rúp = 76.68 (tăng 3 rúp hay là 5%) tương ứng, so với phiên buổi sáng ngày 08/08/2018.  Đây là những tỷ giá cao nhất trong vòng 2 năm qua. Giá trị của các cổ phiếu Blue Chip trên thị trường chứng khoán Moskva cũng đã giảm gần 4%. Riêng giá trị cổ phiếu Aeroflot giảm hơn 8%.

Về phản ứng của giới lãnh đạo Nga, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã gọi việc gắn những biện pháp trừng phạt chống Nga mới của Mỹ, với vụ việc cha con Skripal ở Salisbury nước Anh là bất hợp pháp và không thể chấp nhận được.

Còn đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga bà Maria Zakharova, trong cuộc họp báo, khi bình luận về những hành động của Mỹ đối với Nga, đã gọi lý do áp đặt những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là gượng ép suy diễn. Bà cũng gọi kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt mới của Nhà Trắng là “sự thông đồng của Mỹ và Anh" chống lại Nga, và nước Nga nhất định sẽ đáp trả tương xứng.

Ngày 10/08/2018, Tổng thống Nga Putin cũng đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia Nga. Trong phiên họp này, ông Putin đã thảo luận với các thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Quốc gia về những biện pháp trừng phạt mới, được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vào ngày 08/08/2018. Những người tham dự cuộc họp đã nhất trí rằng, những hành động như vậy của Washington hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế.

Đồng thời, ngày 10/08/2018, tại cuộc họp với các nhân viên của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kronotsky. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố  "Tôi không muốn bình luận về những lện trừng phạt trong tương lai. Nhưng tôi có thể nói một điều, là nếu có điều khoản trừng phạt kiểu như lệnh cấm hoạt động của các ngân hàng, hoặc sử dụng một ngoại tệ cụ thể nào đó. Thì điều này có thể được gọi một cách thẳng thừng, rằng đây chính là tuyên bố chiến tranh kinh tế”.

Ông cũng nhấn mạnh “ Và đối với cuộc chiến như vậy, chúng ta sẽ cần phải phản ứng, bằng các biện pháp kinh tế, bằng các biện pháp chính trị. Và nếu cần, cả bằng các biện pháp khác. Và những người bạn Mỹ của chúng ta cần phải hiểu điều này".

Những tuyên bố này của ông Medvedev, trong những ngày qua đã có một cộng hưởng lớn trong xã hội Nga và trong giới quan sát chính trị thế giới. Thứ nhất, theo đánh giá của giới chính trị, giới quan sát chính trị kinh tế và giới kinh doanh Nga, thì đây là một sự thừa nhận chính thức rằng, chiến tranh kinh tế Mỹ - Nga là điều khó tránh. Bởi vì theo họ, nội dung, giọng điệu và cách thức phía Mỹ tuyên bố các lệnh trừng phạt là tối hậu thư điển hình. Vì vậy, chắc chắn là người Nga sẽ không đồng ý thực hiện những yêu cầu của gói trừng phạt đầu tiên.

Nghĩa là không đời nào người Nga chịu thực hiện yêu cầu của Mỹ, cho phép các chuyên viên LHQ và các nhà quan sát quốc tế độc lập, kể cả người Mỹ đi bất cứ nơi nào ở Nga họ muốn. Để kiểm tra việc sản xuất vũ khí hóa và sinh học ở Nga. Một điều đáng xấu hổ, một việc “mất mặt ghê gớm” đối với người Nga. Người Mỹ sẽ chỉ còn một lựa chọn là tuyên bố gói trừng phạt thứ hai, 90 ngày sau 22/08/2018.

Thứ hai, trong cuộc chiến tranh kinh tế dự kiến Mỹ - Nga, người Nga sẵn sàng “phản ứng, bằng các biện pháp kinh tế, bằng các biện pháp chính trị. Và nếu cần, cả bằng các biện pháp khác”. Xét trên thực tế quan hệ thương mại Mỹ - Nga hiện thời rất “èo uột”, thì đó là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

Xét trên thực tế quan hệ thương mại Mỹ - Nga hiện thời rất “èo uột”.
Xét trên thực tế quan hệ thương mại Mỹ - Nga hiện thời rất “èo uột”. 

Chẳng hạn, ăm 2017, theo Cục thống kê Mỹ, khối lượng hàng Nga xuất sang Mỹ là 17 tỷ USD (chiếm 4,7% tổng xuất khẩu của Nga), và khối lượng hàng của Mỹ xuất cho Nga là 7 tỷ USD (chiếm 0,2% tổng xuất khẩu Mỹ). Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ vỏn vẹn có 24 tỷ USD. Nga xuất siêu sang Mỹ hơn 10 tỷ USD.

Trong khi đó năm 2017, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga là 42,9 tỷ USD, và nhập khẩu từ Nga là 41,2 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đại hơn 84 tỷ USD. Cán cân thương mại rất cân bằng. Dự kiến giá trị thương mại hai chiều Nga – Trung Quốc sẽ hơn 100 tỷ USD.

Nghĩa là khác với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cuộc đối đầu Mỹ - Nga dự kiến sẽ ngay lập tức trở thành cuộc chiến tranh kinh tế. Ngoài thương mại, cuộc chiến sẽ ngay lập tức lan sang các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, trái phiếu quốc gia của Nga, Mỹ ... và cả chính trị. Những nguy cơ này vốn tiềm ẩn ngay trong gói trừng phạt dự kiến thứ hai của Mỹ.

Ngoài ra, tuyên bố của báo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Heather Nauert, rằng “với sự giúp đỡ của những biện pháp trừng phạt này, Mỹ đang cố gắng "cải thiện cách hành xử" của Nga, một điều đáng quan tâm đối với cả hai quốc gia”. Được người Nga coi là giả dối trắng trợn, một thái độ ngạo mạn kẻ cả không thế chấp nhận được.

Nhưng đồng thời, giới nghiên cứu quan sát chính trị Nga, đã gần như ngay lập tức “đọc vị” được nguồn gốc và những động lực bên trong cách hành xử của chính quyền Trump, mà theo họ là “thiếu thân thiện, thiếu khôn ngoan thiếu nhất quán”. Một thái độ phản ánh sự bất đồng nội sâu sắc trong giới tinh hoa chính trị Mỹ, một thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ với với Nga và vị thế không hề vững chắc của Trump.

Bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga mới, chính quyền Mỹ (Trump) đang cố gắng chứng minh rằng, chính là họ, chứ không phải Quốc hội quyết định mức độ cứng rắn trong chính sách đối với Nga. Theo các chuyên gia chính trị học đươc Hàng Thông tấn RIA Novosti phỏng vấn, vụ đầu độc cha con Skripal chỉ là một cớ, chứ không phải nguyên nhân dẫn đến các lện trừng phạt.

"Cách đây một năm, sau cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Putin và Trump tại Mỹ, một cuộc tấn công mạnh mẽ vào Trump đã bắt đầu. Hiện nay, một điều tương tự cũng đang xảy ra, chỉ là ở vòng xoáy cao hơn ... Chính quyền Trump, chịu áp lực thường trực từ phía Quốc hội, trước hết, trong vấn đề quan hệ với Nga. Hiện nay đang cố gắng giành lấy sáng kiến (từ tay đại diện Đàng Dân chủ). Và chỉ cho tất cả thấy rằng, họ mới là người kiểm soát mức độ cứng rắn trong quan hệ với Nga, và họ không hành động theo sự áp đặt của Quốc hội.

Liên quan đến vấn đề này, trong phát biểu với Hàng Thông tấn RIA Novosti, ông Fedor Lukianov TBT tạp chí “Nước Nga trong chính trị toàn cầu” nhận xét “Khi Quốc hội Mỹ đề xuất các biện pháp trừng phạt siêu cứng rắn, chính quyền Trump cũng tìm cách thể hiện cho thấy rằng, họ cũng cứng rắn không kém, nhưng đồng thời họ cũng có vị thế riêng và làm theo cách của họ".

Ngày 10/08/2018, Tổng thống Nga Putin cũng đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.
Ngày 10/08/2018, Tổng thống Nga Putin cũng đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia Nga. 

Một ý kiến xác đáng, nếu chúng ta nhớ lại việc ngày 03/08/2018, trong số bốn dự luật chống Nga, được đệ trình lên Thượng Viện Mỹ. Có một dự luật đặc biệt, với tên gọi "Về việc bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự tấn công của điện Kremlin cho năm 2018" (DESKAA). Đây là dự luật được coi là có nhiều khả năng trở thành hiện thực hơn cả. Trong nhóm các Thượng nghị sỹ đệ trình dự án này, có ba người thuộc đảng Dân chủ là Robert Menendez, Benjamin Cardin, Jean Shaheen và ba người thuộc đảng Cộng hòa là Lindsey Graham, Cory Gardner và John McCain.

Một trong những tác giả, Thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, đã giải thích sáng kiến bằng cách nói rằng "chế độ trừng phạt hiện tại không đủ để ngăn cản Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2018 sắp tới”. Tức là cuộc bầu cử nghị viện giữa nhiệm kỳ tổng thồng 4 năm của Trump vào ngày 06/11/2018 sắp tới. Một chiến dịch bầu cử bao gồm: cuộc bầu cử toàn phần 435 ghế Hạ viện, một phần ba Thượng viện (tức 33 hay 34 ghế) vả 36 ghế sắp thống đốc các tiểu bang.

Rõ ràng, nếu dự luật gọi "Về việc bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự tấn công của điện Kremlin cho năm 2018" (DESKAA). Một dự luật được xây dựng để ngăn chặn và trừng phạt “đối với cuộc tấn công từ nước Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Mỹ, bao gồm lưới điện quốc gia và các đối tượng của hệ thống bầu cử Mỹ”, được Quốc hội Mỹ thông qua. Thì về sau rất khó thay đổi.

Trong khi đó, nếu sau ngày 06/11/2018, những người ủng hộ Trump chiếm đa số trong cả Hạ viên lẫn Thượng viện. Thì đến ngày 22/11/2018, cùng với sự hợp tác “thành khẩn” của Nga, bảo đảm rằng sẽ không sử dụng vũ khí hóa sinh học. Bằng những lý do hợp lý nào đó. Người ta vẫn có thể điều chỉnh nội dung, hoặc không áp lệnh thực hiện gói trừng phạt thứ hai do chính quyền Trump công bố vừa qua.

Đối với giới tinh hoa chính trị Mỹ, việc nước Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ, thách thức quyền tự do lựa chọn tổng thống và các nghị sỹ, thách thức giá trị cốt lõi nền tảng của dân chủ Mỹ. Cũng như tấn công vào các hạ tầng cơ sở quan trọng ở Mỹ, bao gồm cả lưới điện quốc gia, đe dọa an ninh nước Mỹ là tuyệt đối không thể chấp nhận. Ngoài ra, thái độ nghi ngại, ghét Nga truyền thống. Một thái độ được tích lũy nhiều năm từ thời Xô Viết, là một thực tế rất khó thay đổi.

Vì vậy, nhiêm vụ mà Trump đặt cho mình: vừa xây dựng trật tự mới và hình ảnh của mình ở nước Mỹ  hướng tới nhiệm kỳ hai, vừa bình ổn quan hệ với Nga – đồng minh tiềm năng rất quan trọng, trong cuộc đối đầu chiến lược Mỹ - Trung lâu dài, vừa đối phó với Trung Quốc và Iran là rất không đơn giản.

Trong những bài viết sau, chúng tôi xin phép trình bày tiếp tục những khả năng, những diến biến và kịch bản tiếm năng trong cuộc đối đầu Mỹ - Nga. Đặc biệt là trong quan hệ của Nga với Trung Quốc.

(Còn nữa)