Đừng quá ham hố sạc không dây: hại nhiều hơn lợi, hỏng cả pin lẫn điện thoại

Các cụ ta có câu "Hiện đại hại điện" quả là không sai!

Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều sử dụng chất liệu mặt lưng kính. Điều này giúp các thiết bị có được diện mạo sang trọng, cao cấp hơn nhờ độ lung linh, huyền ảo như một món đồ trang sức của nó. Cũng nhờ kính mà các nhà sản xuất có thể tích hợp công nghệ sạc không dây vô cùng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng.

Đừng quá ham hố sạc không dây: Lợi nhiều hơn hại, hỏng cả pin lẫn điện thoại - Ảnh 1.

Khi những tên tuổi lớn như Samsung hay Apple cũng mang lên sản phẩm của mình khả năng sạc mới này, thị trường trở nên sôi động hơn hẳn. Từ các hãng ô tô quảng cáo các tấm sạc không dây trên xe như một tính năng không thể thiếu trong thời đại 4.0, đến việc những chuỗi cửa hàng đồ uống nổi tiếng như Starbucks cũng trang bị sạc không dây dưới mặt bàn để khách hàng không cần phải loay hoay với ổ cắm và dây dợ, có thể nói sạc không dây đang dần thay thế sạc thường trong mắt chúng ta. Thế nhưng liệu công nghệ này có bền vững lâu dài, và liệu ta sẽ phải đánh đổi gì để lấy được sự tiện nghi?

Vấn đề của sạc không dây

           
Đừng quá ham hố sạc không dây: Lợi nhiều hơn hại, hỏng cả pin lẫn điện thoại - Ảnh 2.

Không cần dùng đến dây cáp thông thường, công nghệ sạc không dây cho phép truyền năng lượng qua từ trường. Nhưng điều đáng lo ngại là nó mang theo cả một lượng nhiệt rất lớn sang máy.

Khi sạc không dây, nguồn nhiệt xuất hiện ở nhiều phía, từ cả tấm sạc lẫn thiết bị được sạc. Việc phải đặt sát 2 vật này lại gần nhau khiến nhiệt độ tăng lên đáng để. Nơi đặt cuộn sạc của smartphone nằm rất gần pin cũng như các linh kiện điện tử của máy, mà ở khoảng cách gần như vậy lượng nhiệt kia cũng khó có thể được làm mát khiến tuổi thọ pin giảm nghiêm trọng, thậm chí là chết nguồn do quá nóng.

So sánh sạc không dây và sạc truyền thống

Đừng quá ham hố sạc không dây: Lợi nhiều hơn hại, hỏng cả pin lẫn điện thoại - Ảnh 3.

Các nhà khoa học của đại học New York đã thử nghiệm so sánh nhiệt độ của 3 phương pháp sạc là sạc dây, sạc không dây đặt chuẩn và sạc không dây đặt lệch. Để bù trừ cho việc để máy sai vị trí trung tâm, hệ thống sạc không dây thường tăng cường độ dòng điện nhưng việc này đồng thời cũng làm tăng mức độ sinh nhiệt.

Việc đặt điện thoại lệch khỏi tấm sạc là hiện tượng rất hay xảy ra do cuộn sạc trong tấm sạc nằm ở một vị trí cố định, phải đặt máy ở ngay trên cuộn sạc này thì mới cho được kết quả tối ưu nhất.

Đừng quá ham hố sạc không dây: Lợi nhiều hơn hại, hỏng cả pin lẫn điện thoại - Ảnh 4.

Những nhà khoa học này đã tiến hành đo đạc nhiệt lượng trong suốt thời gian sạc của cả 3 cách. Kết quả thu được là sạc dây vẫn cho tốc độ nhanh nhất và ít nóng nhất, tiếp theo là sạc không dây đặt chuẩn và cuối cùng là sạc đặt lệch. Đặc biệt, khi đặt smartphone không đúng vị trí trên tấm sạc, máy sẽ nóng hơn hẳn và có ảnh hưởng xấu đến pin.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể các công nghệ trong tương lai sẽ giải quyết được vấn đề về lượng nhiệt thất thoát cũng như cải thiện tốc độ sạc. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, sạc không dây dù tiện, nhưng bạn sẽ trả giá bằng việc pin xuống cấp nhanh hơn. Quả đúng là hiện đại thì hại điện mà!

Theo Trí thức trẻ

http://ttvn.vn/cong-nghe/dung-qua-ham-ho-sac-khong-day-loi-nhieu-hon-hai-hong-ca-pin-lan-dien-thoai-212019208122849955.htm