Du lịch TP.HCM có gì để hút khách dịp Quốc khánh 2/9?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khách phương xa đến TP.HCM, chỉ cần đi tour trong ngày cũng có thể đến được những di tích lịch sử quan trọng, mà ai cũng nên ghé thăm.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn lưu giữ nhiều kỷ vật của các chiến sĩ tình báo năm xưa
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn lưu giữ nhiều kỷ vật của các chiến sĩ tình báo năm xưa

Những ngày này, để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, rất đông du khách đã bày tỏ mong muốn được ghé thăm vùng đất thép Củ Chi, trải nghiệm cảm giác len lỏi trong những đường hầm thời kháng chiến. Chính vì thế mà các tour đi Củ Chi đang đồng loạt “cháy vé”.

Nhưng, chưa cần lặn lội xa xôi, chỉ cần đi tour một ngày trong nội đô TP.HCM, du khách cũng vẫn có thể check-in được tại những di tích lịch sử chính yếu mà ai cũng nên ghé thăm.

Vào 8h sáng ngày 2/9/2022, lần đầu tiên, TP.HCM sẽ có màn thả khinh khí cầu kéo đại kỳ rộng tới 1.800 m2 tại khu vực đầu hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức). Đồng thời, trên rất nhiều tuyến phố sẽ diễn ra những hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm Tết Độc Lập.

Du khách thích tìm hiểu về lịch sử có thể ghé thăm ngay ở khu vực trung tâm Quận 1 (TP.HCM). Nơi đây cũng đang tồn tại rất nhiều địa điểm có giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, để du khách có thể chiêm ngắm lại từng khoảnh khắc lịch sử ngưng đọng trong những kỷ vật xưa, giữa không khí mừng Tết Độc Lập 2/9.

Điểm đến được người am hiểu khuyên nên tìm tới lúc sáng sớm là quán cà phê Đỗ Phủ, cơm tấm Đại Hàn (số 113 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1).

Không như những quán cà phê cơm tấm vỉa hè Sài Gòn khác, nét độc đáo khi quán từng là một trong nhiều căn nhà năm xưa được các chiến sĩ biệt động Sài Gòn chọn là địa điểm liên lạc, trong đó có Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM…) hoạt động tình báo, thiết lập đường dây liên lạc, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cà phê Đỗ Phủ là căn nhà mang nặng dấu ấn lịch sử, là địa điểm giao liên của chiến sĩ biệt động Sài Gòn xưa

Cà phê Đỗ Phủ là căn nhà mang nặng dấu ấn lịch sử, là địa điểm giao liên của chiến sĩ biệt động Sài Gòn xưa

Khách tham quan trải nghiệm phương tiện di chuyển giữa các điểm đến là các loại xe mà các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa từng sử dụng như xe honda 67
Khách tham quan trải nghiệm phương tiện di chuyển giữa các điểm đến là các loại xe mà các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa từng sử dụng như xe honda 67

Khách ghé cà phê Đỗ Phủ đương nhiên được thưởng thức cà phê đặc biệt pha kiểu truyền thống Việt Nam từ những thập niên 70 của thế kỷ trước, thưởng thức những món ăn sáng đặc trưng Nam bộ, tham quan hộp thư bí mật và hầm nổi tại cà phê Đỗ Phủ, nơi đã che giấu các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Cũng nằm trong tour “Ký ức biệt động Sài Gòn”, "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn", khách phương xa có thể tham quan thêm các điểm còn lưu giữ các kỷ vật và dấu ấn của lực lượng biệt động Sài Gòn như Bảo tàng Biệt động Sài Gòn (145 Trần Quang Khải, quận 1), do ông Trần Vũ Bình - con trai Anh hùng Lực lượng Vũ trang, chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai - sưu tầm, lưu giữ và quản lý.

Tại các điểm đến này, du khách sẽ được nghe kể lại các câu chuyện sống động tưởng chừng như mới xảy ra cách đây chưa lâu, qua lời kể của các nhân chứng, về tinh thần chiến đấu quả cảm của lực lượng biệt động Sài Gòn.

Bảo tàng Tình báo Biệt động Sài Gòn trên đường Trần Quang Khải

Bảo tàng Tình báo Biệt động Sài Gòn trên đường Trần Quang Khải

Chiếc máy đánh chữ trong văn phòng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày 30/4/1975, kỷ vật của một bộ đội tặng lại cho Bảo tàng

Chiếc máy đánh chữ trong văn phòng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày 30/4/1975, kỷ vật của một bộ đội tặng lại cho Bảo tàng

Chiếc xe đạp máy hiệu Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của nữ giao liên Ngọc Huệ tặng cho bảo tàng. Trước kia, bà từng dùng xe này để đưa thông tin, tài liệu cho lực lượng kháng chiến

Chiếc xe đạp máy hiệu Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của nữ giao liên Ngọc Huệ tặng cho bảo tàng. Trước kia, bà từng dùng xe này để đưa thông tin, tài liệu cho lực lượng kháng chiến

Chiếc máy ảnh Yashica 635 sản xuất vào thập niên 1950, kỷ vật của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai

Chiếc máy ảnh Yashica 635 sản xuất vào thập niên 1950, kỷ vật của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai

Những căn nhà này hầu hết đều đào hầm bí mật để cất giấu vũ khí

Những căn nhà này hầu hết đều đào hầm bí mật để cất giấu vũ khí

Các đơn vị, cơ quan đến tham quan, chụp ảnh tại căn hầm bí mật trong quán cà phê Biệt động Sài Gòn.

Các đơn vị, cơ quan đến tham quan, chụp ảnh tại căn hầm bí mật trong quán cà phê Biệt động Sài Gòn.

Hệ thống hầm nổi, địa đạo chứa người và vũ khí ngay trong lòng đô thị là những nét độc đáo chỉ riêng có tại Sài Gòn
Hệ thống hầm nổi, địa đạo chứa người và vũ khí ngay trong lòng đô thị là những nét độc đáo chỉ riêng có tại Sài Gòn
Du khách trẻ được xem lại những thước phim về biệt động Sài Gòn tại Bảo tàng
Du khách trẻ được xem lại những thước phim về biệt động Sài Gòn tại Bảo tàng

Một địa điểm lịch sử quan trọng nằm ngay trung tâm thành phố chính là Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất. Khách ghé thăm địa điểm này vào thời điểm từ khoảng 11 giờ trưa sẽ càng có ý nghĩa hơn, bởi đây chính là thời khắc lịch sử khi chiếc xe tăng của quân giải phóng đã húc đổ hàng rào phía trước dinh Tổng thống của chính quyền Sài Gòn, để tiến vào cắm lên lá cờ đỏ sao vàng.

Bên trong Dinh Độc Lập còn lưu giữ nguyên vẹn khung cảnh sống thời Tổng thống của chính quyền cũ và gia đình cư trú tại đây. Du khách có thể đến thăm từng phòng, nơi làm việc cũng như nơi ăn nghỉ của người đứng đầu chính quyền Sài Gòn xưa, thăm nơi đỗ của chiếc máy bay trực thăng lịch sử.

Để rồi, sau chuyến viếng thăm những di tích, bước ra phố sẽ thấy một Sài Gòn ngày nay sống động với hàng loạt trải nghiệm, ấn tượng với tòa nhà Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Công trường Lam Sơn, Nhà hát Thành phố, Công viên Bến Bạch Đằng, Cột cờ Thủ Ngữ… vừa mang đậm những dấu ấn lịch sử xưa, vừa là những công trình, biểu tượng văn hóa ngày nay.