Đột nhập “núi nhôm” tỷ đô mà đặc vụ Mỹ đang phối hợp điều tra

VietTimes -- Nghi án hàng triệu tấn nhôm nước ngoài tính rửa xuất xứ qua Việt Nam vào Mỹ gây xôn xao truyền thông và dư luận trong nước, dù đã trôi qua cả tuần. Trong nỗ lực cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn cận cảnh nhất, phóng viên VietTimes đã cố gắng quan sát phần còn lại của núi nhôm trị giá hàng tỷ đô la đang đắp bạt ở Vũng Tàu này.

Theo thông cáo của Tổng cục Hải quan, Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam (Nhôm Toàn Cầu Việt Nam) có địa chỉ trụ sở chính tại KCN Mỹ Xuân B1 – Conac (phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Đây là doanh nghiệp chế xuất, do đó, hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) của họ thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế  XNK số 107/2015/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Còn theo quy định của Luật Hải quan, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất chịu sự giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nguyên liệu nhôm nhập khẩu của công ty trên được đưa về nhà máy sản xuất để sản xuất một phần, một phần được đưa đi gửi tại bãi thuê ngoài, gồm: Công ty Cảng DV dầu khí tổng hợp Phú Mỹ (bãi Công ty PTSC, bãi TH Thị Vải), Công ty TNHH dịch vụ kho vận PTL, Công ty CP Thành Chí.

Nhôm được vận chuyển rời bãi Công ty PTSC tại Phú Mỹ đưa về nhà máy công ty nhôm Toàn Cầu Việt Nam ngày 31/10/2019. Ảnh: GVT.
Nhôm được vận chuyển rời bãi Công ty PTSC tại Phú Mỹ đưa về nhà máy công ty nhôm Toàn Cầu Việt Nam ngày 31/10/2019. Ảnh: GVT.

Thống kê của hải quan cho thấy, từ năm 2015 đến 30/9/2019, tổng lượng nhôm nguyên liệu nhập khẩu của công ty này hơn 2,44 triệu tấn, xuất khẩu 400.000 tấn. Tính trung bình công ty nhập 488.000 tấn/năm, trong khi đó xuất khẩu chỉ 80.000 tấn/năm (bằng 16,3% lượng nhập khẩu hàng năm, bằng 40% năng lực so với công suất thiết kế).

Riêng hoạt động nhập khẩu đã giảm hẳn trong năm 2019. Cụ thể, tính đến 30/9/2019, lượng nhập khẩu là hơn 64.435 tấn, tương đối phù với lượng sản phẩm xuất khẩu trung bình hằng năm.

Giám sát nghiêm ngặt

Trong buổi làm việc với phóng viên VietTimes ngày 6/11/2019, ông Bùi Sỹ Đức (Cục phó Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay, hiện nay toàn bộ núi nhôm khổng lồ trị giá ước tính hàng tỷ đô la đang được phía hải quan giám sát nghiêm ngặt.

Hiện tại, theo ông Đức cho hay, số lượng nhôm mà công ty nhôm Toàn cầu đang nhập về năm 2019 đang giảm. Điều này phù hợp với thông cáo từ phía Tổng cục Hải quan.

Đặc biệt, khi được VietTimes hỏi về việc tại sao Tổng cục Hải quan đang phối hợp với phía Mỹ để điều tra, một lượng nhôm lớn lại đang được vận  chuyển vào sâu nội địa, ông Đức khẳng định: “Hiện số lượng nhôm đang được giám sát chặt chẽ này chưa đưa vào tiêu thụ và chưa đưa vào nội địa. Bất kỳ ai để số lượng nhôm này thất thoát ra ngoài, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Trong một báo cáo không công khai, ông Đức cho hay đến thời điểm tháng 11/2019, đã có 9 tờ khai được mở để kéo nhôm từ các cảng về nhà máy. Đồng thời, có 8 tờ khai được mở nhưng hiện công ty nhôm Toàn cầu chưa thực hiện việc kéo hàng về.

Thông tin của VietTimes cho thấy, số lượng 1,8 triệu tấn nhôm đã được đắp bạt tại Vũng Tàu từ năm 2017.

Khi chúng tôi đề cập tới việc sản xuất của công ty nhôm Toàn Cầu Việt Nam, ông Đức thừa nhận là chưa bao giờ trực tiếp tới nhà máy của công ty này, và ủy thác việc trả lời cho Chi cục Hải quan Phú Mỹ.

Ông Bùi Sỹ Đức (Cục phó Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay hiện núi nhôm khổng lồ này đang được giám sát nghiêm ngặt.
Ông Bùi Sỹ Đức (Cục phó Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay hiện núi nhôm  khổng lồ này đang được giám sát nghiêm ngặt. 

Thừa ủy quyền của Cục hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, đến ngày 7/11/2019, ông Vũ Tuấn Hưng (Chi cục phó Chi cục Hải quan Phú Mỹ) tái khẳng định hiện nay hải quan Phú Mỹ đang giám sát chặt chẽ số lượng 1,8 triệu tấn nhôm đang lưu bãi thuộc quyền giám sát của chi cục này.

Khi chúng tôi đề cập tới số lượng nhập từng năm, chủng loại nhôm nhập vào các cảng, ông Hưng cho biết sẽ kiểm tra kỹ và trả lời sau. Tuy nhiên, chúng tôi chờ đợi tới ngày 12/11/2019 vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ phía Chi cục Hải quan Phú Mỹ.

Ông Hưng cũng cho biết thêm là từ 2016, phía Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương và Bộ Công an cũng đã có những đoàn kiểm tra về nguồn gốc số lượng nhôm khổng lồ nêu trên. Khẳng định việc doanh nghiệp vận chuyển nhôm rời kho bãi thuê lưu hàng tại các cảng về nhà máy “là quyền của doanh nghiệp để sản xuất”,  ông Hưng nói rằng đã xuống nhà máy sản xuất nhôm của công ty nhôm Toàn Cầu Việt Nam, và cho biết công ty này đã đi vào sản xuất từ năm 2014.

Được biết, công ty này đã tiến hành xuất khẩu nhôm đi tới hơn 20 thị trường, trong đó có Mỹ, Canada, Singapore… Tổng số lượng nhôm đã xuất khẩu “đương nhiên phải ghi nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam”, hiện Chi cục Hải quan Phú Mỹ vẫn đang kiểm tra, chưa có trả lời chính thức cho VietTimes.

“Hiện nay, công ty đang lưu giữ hơn 1,8 triệu tấn nhôm tại các kho thuê ngoài và hơn 200.000 tấn nhôm ở nhà máy, trị giá khoảng 4,3 tỷ USD. Nhôm nguyên liệu công ty nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mexico, Mỹ, Úc, Nga, Mexico, Malaysia, Indonesia. Nhôm thành phẩm công ty xuất đi nhiều nước khác nhau như Canada, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Mỹ…”, Tổng cục Hải quan cho hay.

Quan sát sát thực tế, thì hiện nhà máy của công ty nhôm Toàn Cầu Việt Nam đang trong quá trình xây dựng chưa hoàn thiện. Đặc biệt, các ống khói của nhà máy này khá sạch sẽ và tương đối mới, sau 5 năm đi vào sản xuất - nếu đúng như khẳng định của lãnh đạo Chi cục hải quan Phú Mỹ:

Đây là trụ sở chính của công ty đã nhập 1,8 triệu tấn nhôm, trị giá ước tính 4,3 tỷ đô la về Việt Nam.
Đây là trụ sở chính của công ty đã nhập 1,8 triệu tấn nhôm, trị giá ước tính 4,3 tỷ đô la về Việt Nam.
Nhôm đang xếp đống tại nhà máy nhôm Toàn Cầu Việt Nam.
Nhôm đang xếp đống tại nhà máy nhôm Toàn Cầu Việt Nam.
Núi nhôm khổng lồ đang đắp bạt tại bãi ở Phú Mỹ.
Núi nhôm khổng lồ đang đắp bạt tại bãi ở Phú Mỹ.
Khá khó khăn, chúng tôi mới tìm cách tiếp cận được núi nhôm khổng lồ này.
Khá khó khăn, chúng tôi mới tìm cách tiếp cận được núi nhôm khổng lồ này.
Mặc dù được khẳng định là nhà máy nhôm đã đi vào sản xuất từ 2014, nhưng một trong các ống khói của nhà máy nhôm khá sạch sẽ.
Mặc dù được khẳng định là nhà máy nhôm đã đi vào sản xuất từ 2014, nhưng một trong các ống khói của nhà máy nhôm khá sạch sẽ.
Đây là hình ảnh của một ống khói khác của công ty nhôm Toàn cầu tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac.
Đây là hình ảnh của một ống khói khác của công ty nhôm Toàn cầu tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac.
Núi nhôm này được phủ bạt bịt kín suốt nhiều năm nay tại Phú Mỹ, cách khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac nhiều km.
Núi nhôm này được phủ bạt bịt kín suốt nhiều năm nay tại Phú Mỹ, cách khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac nhiều km.
Nhiều nguồn tin của VietTimes xác nhận họ từng tìm hiểu lý do tại sao nhà máy sản xuất một nơi, kho bãi nằm cách rất xa, nhưng cực kỳ khó tiếp cận gần núi nhôm này suốt nhiều năm.
Nhiều nguồn tin của VietTimes xác nhận họ từng tìm hiểu lý do tại sao nhà máy sản xuất một nơi, kho bãi nằm cách rất xa, nhưng cực kỳ khó tiếp cận gần núi nhôm này suốt nhiều năm.
Núi nhôm này chỉ có thể quan sát từ xa. Dưới lớp bạt là cái gì thì chỉ có thể suy đoán.
Núi nhôm này chỉ có thể quan sát từ xa. Dưới lớp bạt là cái gì thì chỉ có thể suy đoán.
Đây là kho nhôm lớn nhất đang được phủ bạt kín mít, chưa kịp di chuyển.
Đây là kho nhôm lớn nhất đang được phủ bạt kín mít, chưa kịp di chuyển.
Sau nhiều năm, trải qua mưa nắng, các tấm bạt đã chịu để lộ sản phẩm được che kín bên trong.
Sau nhiều năm, trải qua mưa nắng, các tấm bạt đã chịu để lộ sản phẩm được che kín bên trong.
Trong khi các ống khói của nhà máy sản xuất ở công ty nhôm Toàn cầu luôn im lìm thế này.
Trong khi các ống khói của nhà máy sản xuất ở công ty nhôm Toàn cầu luôn im lìm thế này.
Thì núi nhôm đã hình thành nhiều năm nay.
Thì núi nhôm đã hình thành nhiều năm nay.
Chúng tôi đã tìm cách tiếp cận kho nhôm ở bãi đang thuê của công ty Thành Chí gần nhất có thể.
Chúng tôi đã tìm cách tiếp cận kho nhôm ở bãi đang thuê của công ty Thành Chí gần nhất có thể.
Và từ góc cao nhất, các sản phẩm hiện nguyên hình.
Và từ góc cao nhất, các sản phẩm hiện nguyên hình.