Dịch tả lợn châu Phi lan ra 10 tỉnh, thành: Bộ Công an chỉ đạo cấp bách khống chế

Viettimes: Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và lan rộng ra 10 tỉnh thành trong cả nước, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị và địa phương thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 10 tỉnh, thành trong cả nước.
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 10 tỉnh, thành trong cả nước.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Tính đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch với hơn một triệu con lợn phải tiêu hủy.

Tại Việt Nam ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2. Đến nay, dịch đã lan ra 10 tỉnh, thành gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình và Thái Nguyên.

Tiêu hủy lợn bệnh
Tiêu hủy lợn bệnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 7/3/2019, Bộ Công an đã ra văn bản yêu cầu lực lượng công an triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách để khống chế bệnh dịch này. 

Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương có dịch bênh tả lợn châu Phi phối hợp các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra khỏi địa bàn có dịch bệnh. Phân công cán bộ chiến sỹ tham gia các chốt kiểm dịch để phối hợp các lực lượng chức năng kiểm soát 24/24 giờ việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn có dịch bệnh.

Lực lượng công an cũng phải triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch. Trường hợp phát hiện vụ việc liên quan bệnh dịch tả lợn châu Phi cần khẩn trương phối hợp xác minh, xử lý, ngăn chặn kịp thời, hạn chế hậu quả thiệt hại về kinh tế, môi trường; Phối hợp tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng các phương án ứng phó, xử lý dịch bệnh.  

Còn tại các địa phương chưa có dịch, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn, nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết... kịp thời phối hợp lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm bệnh để xử lý theo quy định.

Phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch tả lợn châu Phi. 

Bên cạnh đó, lực lượng công an phải phối hợp giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở, khu vực biên giới, sân bay, cảng biển đối với hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lơn, người và phương tiện từ các nước vào Việt Nam, nhất là từ các nước có bệnh dịch và địa bàn có hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn vào Việt Nam; Lập các chốt, trạm kiểm dịch trên tuyến giao thông; tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển; kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng có bệnh dịch.

 

Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 18/02/201, Trung Quốc có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 25 tỉnh. Trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam. Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Tại Đài Loan, ngày 17/01/2019 đã phát hiện xác một con lợn chết trên hòn đảo hoang Mẫu Đơn Giang, Liên Giang cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin, khả năng bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại một số nước trong khu vực nhưng chưa được thông tin chính thức. Như vậy, nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng ở các nước trong khu vực rất cao.

Xem thêm: