Để tủ lạnh không thành 'nỗi ám ảnh' ngày Tết

Tích trữ đồ ăn là thói quen của nhiều bà nội trợ trong ngày Tết. Nhưng việc tích trữ đồ ăn cùng những thói quen sử dụng chưa hợp lý có thể khiến tủ lạnh trở thành 'nỗi ám ảnh' với nhiều người trong ngày Tết.

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen trữ nhiều thực phẩm để sử dụng trong ngày Tết. Việc chất nhiều đồ ăn cũng như những thói quen sai lầm thường thấy khi sử dụng tủ lạnh có thể khiến thực phẩm không giữ được độ tươi như mong muốn thậm chí có thể dẫn đến hỏng tủ lạnh trong những ngày này.

Đừng chất quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

Để tủ lạnh không thành 'nỗi ám ảnh' ngày Tết - Ảnh 1

Không nên chất quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh. Ảnh minh họa: Internet

Tủ lạnh là để trữ thực phẩm, thế nhưng để quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh lại là một sai lầm mà nhiều người sử dụng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, Tết. Thói quen chất kín thực phẩm trong tủ lạnh không chỉ làm bạn khó kiểm soát lượng thực phẩm mình có và khiến các khay kệ dễ hỏng hóc. Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng khiến khí lạnh không được lưu thông, dẫn đến khả năng làm lạnh kém đi và tủ rất dễ bị quá tải.

Ngoài ra, khí lạnh không lưu thông cũng dẫn đến nhiệt phân bổ không đều nhau nên thực phẩm cũng dễ hỏng hơn khi tủ lạnh được thông thoáng.

Việc mua sắm thực phẩm hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế, các bà nội trợ nên thay đổi thói quen tích trữ đồ ăn và hãy sắp xếp đồ ăn hợp lý, khoa học khi bảo quản trong tủ lạnh.

Không phải thực phẩm nào cũng có thể để trong tủ lạnh

Trong những ngày Tết, nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi gia đình đều tăng lên. Do đó, các bà nội trợ cũng dự trữ trong mỗi gia đình. Nhưng có một điều cần biết, không phải đồ ăn nào cũng có thể được trong tủ lạnh.

Các loại củ, quả giàu tinh bột như khoai tây không nên đưa vào tủ lạnh. Lý do là một phần tinh bột sẽ biến chất trong thời gian bảo quản trong tủ.

Cũng tương tự, trữ cơm nguội trong tủ lạnh cũng là thói quen sai lầm vì trong cơm nguội có vi khuẩn Bacillus cerius gây hại cho sức khỏe. Khi cơm nguội, các vi khuẩn này bắt đầu sinh sôi. Nếu bạn cho vào tủ lạnh sẽ gây ra nhiễm khuẩn cho các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý không nên để các hộp sữa, nước hoa quả bằng giấy trong tủ lạnh bởi trong quá trình sử dụng, vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp giấy và đi theo vào sữa bạn rót ra. Các hộp giấy của các nhà sản xuất cũng dễ nhiễm khuẩn hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn dự trữ sữa tươi, nên chọn loại chai thủy tinh hơn là hộp giấy carton. Hoặc nếu để trong các hộp giấy, hãy dùng chúng nhanh nhất có thể.

Không nên rửa sạch mọi thứ trước khi cho vào tủ lạnh

Để tủ lạnh không thành 'nỗi ám ảnh' ngày Tết - Ảnh 2

Mọi thực phẩm cần phải rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh là thói quen mà hầu hết người dùng mắc phải. Nhất là trong dịp Tết để tiện cho việc chế biến. Thế nhưng, việc rửa sạch các loại thực phẩm dưới nước, sau đó lại để vào trong tủ sẽ làm độ ẩm ở thực phẩm tăng lên và làm tăng tốc độ phân hủy của các loại thực phẩm này.

Tốt nhất hãy sử dụng các loại túi an toàn, hút chân không và ghi rõ thời gian trữ đồ ăn.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Rất ít người dùng để ý đến các mức nhiệt độ ở tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho ngăn mát tủ lạnh là khoảng 4 độ C. Tuy nhiên, việc cài đặt nhiệt độ cho tủ lạnh còn phụ thuộc vào lượng thực phẩm trữ trong tủ.

Nhiệt độ của các tủ lạnh thường ở mức 1 - 9 độ C. Nhưng theo khuyến cáo của FDA ( Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nhiệt độ lý tưởng người dùng nên duy trì cho tủ lạnh của gia đình là 40 độ F( tức là khoảng 4.5 độ C) trở xuống. Người dùng có thể điều chỉnh thấp hơn nữa với các loại tủ lạnh có thể điều chỉnh mức nhiệt xuống 0 độ C. Với ngăn trữ đông (ngăn đá)nhiệt độ nên để khoảng -18 độ C – 0 độC.

Lựa chọn các vị trí để thực phẩm

Thực tế thì trong tủ lạnh không phải chỗ nào nhiệt độ cũng như nhau. Mức nhiệt được thiết lập chỉ là nhiệt độ trung bình, nhưng không phải khu vực nào trong tủ lạnh cũng đều đạt được mức nhiệt độ lý tưởng này.

Thực tế, các khu vực khác nhau của tủ lạnh sẽ có nhiệt độ khác nhau. Người dùng cần biết điều này để có thể để thực phẩm ở đúng vị trí cần thiết. Khu vực lạnh nhất thường là ở các ngăn dưới cùng trong tủ lạnh. Đó là lý do vì sao các nhà sản xuất thường thiết kế các ngăn để rau, quả và thực phẩm tươi sống phía dưới. Khu vực có mức nhiệt cao nhất thường là phần cánh cửa tủ lạnh.

Vì cánh cửa tủ luôn là các khu vực ít nhận được hơi lạnh, đồng thời luôn có sự thay đổi nhiệt khi cửa tủ đóng/mở liên tục. Vì vậy, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể trữ ở khu vực này.

Các nhà sản xuất hay đưa khay để trứng, sữa, nước hoa quả ở các cánh cửa tủ. Nhưng thực chất với các thực phẩm dễ hỏng này lại cần để ở những nơi nhiều không khí lạnh nhất. Thay vào đó, bạn hãy chọn các thực phẩm dễ bảo quản như soda, các loại gia vị khô ở các vị trí này.

Thực phẩm không bao giờ “an toàn tuyệt đối” trong tủ lạnh

Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm chậm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn còn ngăn trữ đông có thể chặn đứng hoàn toàn vi khuẩn bằng cách làm đông cứng chúng. Vì vậy, không phải thực phẩm sẽ “an toàn tuyệt đối” trong tủ lạnh.

Thực tế, các loại thực phẩm dễ phân hủy như rau quả, sữa tươi, sữa chua, phomat, trứng, các loại thức ăn đã chế biến sẽ hỏng nếu như để trong tủ lạnh một thời gian dài.

Tuyệt đối không để chung đồ ăn sống và chín

Để tủ lạnh không thành 'nỗi ám ảnh' ngày Tết - Ảnh 3

Tuyệt đối không để chung đồ ăn sống và chín

Nên tách biệt các loại rau củ và hoa quả khi để chung trong tủ lạnh. Các loại rau quả thường được phân thành hai nhóm: nhóm sản xuất khí ethylene (Táo, đu đủ, dưa, chuối, bơ và cà chua) và nhóm nhạy cảm với ethylene (rau diếp, bông cải xanh, xoài, chanh, cam và cà rốt).

Nếu bảo quản chung 2 nhóm này trong cùng một ngăn, khí ethylene sẽ làm cho những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn hoặc dễ phân hủy hơn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc bị dập hoặc đã cắt/bổ cũng khiến các loại rau quả này xuất nhiều khí ethylene hơn.

Ngoài ra, cũng không nên đặt thịt tươi sống lên ngăn trên cùng của tủ lạnh bởi các loai vi khuẩn có hại chứa trong thịt, cá sống rất dễ phán tán ra môi trường tủ. Nước trong thịt có thể rỉ qua các khe hở và thấm xuống rau củ quả hay thực phẩm đặt phía dưới. Vì vậy, nên để thịt vào các hộp kín và đưa xuống ngăn dưới cùng của tủ.

Các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Nếu bạn đưa loại thực phẩm này vào chung với các loại thức ăn còn thừa đã qua chế biến khiến các loại chất bẩn và vi khuẩn dễ lây nhiễm sang thức ăn đã chín. Giải pháp là bạn nên trữ tách biệt giữa thực phẩm sống và chin ở các ngăn tủ khác nhau.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/cong-nghe-360/dien-may/de-tu-lanh-khong-thanh-noi-am-anh-ngay-tet-164427.ict