Đây là lý do Su-57 Nga sẽ “đè chết” F-22 Mỹ

VietTimes -- Trang tin Na Uy AldriMer, đăng tải thông tinh về quốc phòng - an ninh cho biết, sang năm 2018 Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57. Sự kiện này gắn liền với việc tiêm kích thế hệ 5 mà cả thế giới quan tâm, đang thử nghiệm động cơ hoàn toàn mới cho loại máy bay này.
Tiêm kích siêu cơ động Su-57 - ảnh Business Insider
Tiêm kích siêu cơ động Su-57 - ảnh Business Insider

Trang AldriMer.no gọi kế hoạch mua sắm 12 chiếc tiêm kích Su-57 thực tế hơi quá. Nhưng phương Tây thực sự lo ngại rằng: Điện Kremlin trong những phát biểu gần đây của mình, đã ám chỉ một số lượng lớn hơn kế hoạch ban đầu. Nhưng thực tế, số lượng 12 chiếc chỉ là bước đầu tiên của quá trình thử nghiệm một dây chuyền sản xuất hiện đại có thể sẽ được tự động hóa hoàn toàn.

Nhưng vấn đề thực tế nằm ở lĩnh vực khác, đó là quá trình phát triển tiếp theo, giai đoạn cuối cùng của tiêm kích thế hệ 5 để hoàn thiện một thế hệ máy bay mới và hướng phát triển tiếp theo của nó. Động cơ là trái tim của máy bay, bộ phận quan trọng bậc nhất trong tất cả các bộ phận. Chính vì vậy, các nhà phát triển và lực lượng không quân vũ trụ Nga sẽ phải kiểm tra, thử nghiệm chi tiết tất cả các bộ phận, các hệ thống khác, đã được thử nghiệm và kiểm tra với động cơ đang sử dụng. Khi động cơ hoàn toàn đáp ứng đúng yêu cầu của lực lượng, mới có thể đặt vấn đề về sản xuất hàng loạt. Chính vì vậy Liên hiệp các tập đoàn công nghiệp quốc phòng và Bộ quốc phòng Nga mới khẳng định, Su-57 sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế năm 2019

Quá trình sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57 sẽ được triển khai tại nhà máy hàng không Komsomolsk-on-Amur mang tên Gagarin. Tại nhà máy đã sản xuất 10 mẫu thử nghiệm Su-57, trên những mẫu máy bay này. không quân và các nhà phát triển tiếp tục các cuộc thử nghiệm.

Các chuyên gia phương Tây nhấn mạnh cái gọi là “động cơ cũ”, được nguyên mẫu Su-57 khai thác sử dụng trong quá trình thử nghiệm là không đủ lực đẩy và chỉ lắp đặt trên những máy bay cũ hơn, Thực tế động cơ mới “sản phẩm – 30” có lực đẩy lớn hơn (chưa được đặt mã hiệu AL), nhưng động cơ AL-41F1, trải qua quá trình khai thác sử dụng nhiều năm vẫn đáp ứng được lực đẩy ở chế độ không tăng tốc, cho phép máy bay có thể bay được với tốc độ siêu âm.

Trên thực tế, phiên bản động cơ AL-41F1 không phải là cũ, động cơ này chỉ được lắp đặt trên máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35S. Tiêm kích đa nhiệm chiếm ưu thế trên không được đưa vào biên chế năm 2014, trong thiết kế có sử dụng rất nhiều các bộ phận, chi tiết được lắp đặt trên Su-57.

Tiêm kích đa nhiệm Su-35S, sử dụng động cơ AL-41F1 trong chế độ không tăng tốc có thể đạt được tốc độ siêu âm là 1,1 M, đáp ứng được yêu cầu về tốc độ đối với máy bay chiến đấu thế hệ 5. Động cơ được lắp đặt trên Su-57 hoàn thiện hơn so với động cơ thế hệ trước đó là AL-41F1S. Hệ thống điều khiển động cơ được số hóa hoàn toàn và được lắp đặt tuabin mới, nhờ đó động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn và cho lực đẩy lớn hơn. Trong chế độ không tăng tốc, AL-41F1 nếu so với AL-41F1S có lực đẩy đến 9500 kgf so với 8,800 kgf, trong chế độ tăng tốc - 15,000 kgf so với 14500 kgf. Thực tế thiết kế của AL-41F1 hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu liên quan đến động cơ của máy bay chiến đấu thế hệ 5, không chỉ cho phép máy bay đạt tốc độ siêu âm không sử dụng chế độ tăng tốc, mà còn sử dụng hệ thống đánh lửa plasma, điều khiển kỹ thuật số các chế độ hoạt động của động cơ.

“Sản phẩm – 30” hoàn toàn không phải là phiên bản hiện đại hóa của AL-41F1, mà là động cơ hoàn toàn mới do Công ty chế tạo động cơ Rybinsk "Saturn" phát triển. Ở chế độ không tăng tốc, động cơ có lực đẩy 11000 kgf, khi ở chế độ tăng tốc là  18000 kgf.

Do Su-57 có hai động cơ nên lực đẩy cho máy bay ở 22,000 kgf và 36,000 kgf. Với trọng lượng cất cánh bình thường, tỷ lệ lực/trọng lượng là 1,36, khi cấp đủ nhiên liệu và vũ khí trang bị sẽ đạt - 1,01.

Ống phụt động cơ có thể xoay được trên hai mặt phẳng với góc 20 độ, tốc độ xoay là 60 độ/giây,  đặc trưng kỹ thuật này cho phép máy bay có thể thực hiện được các kỹ thuật bay siêu cơ động. Sẽ là sai lầm nếu như các chuyên gia phương Tây cho rằng, với động cơ mới này Su-57 có thể có được khả năng cơ động cao và khả năng hãm chậm tốc độ rơi khi thực hiện vòng xoáy tương tự như F-35 và F-22. Thực tế, khả năng siêu cơ động ngoài những thiết kế cấu trúc khí động học máy bay, phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh và tính linh hoạt của động cơ. Trong những lần bay thử nghiệm trước đây, Su-57 thực hiện được những kỹ năng siêu cơ động chưa từng có trong thế hệ máy bay Su-27. Do đó với động cơ mới, khả năng siêu cơ động có thể còn cao hơn nữa.

Các chuyên gia không quân phương Tây đưa ra nhiều bình luận, nghi ngờ về tính năng kỹ chiến thuật của Su-57 như một máy bay tàng hình thế hệ 5. Một trong những bình luận đó là công nghệ tàng hình, theo bài viết: “Thứ nhất, chất lượng công nghệ tàng hình của Nga không thể tương tự hay chính xác hơn là không thể đạt được như công nghệ tàng hình của máy bay Mỹ. Thứ hai, rất nhiều các loại vũ khí quan trọng mà Nga dự kiến trang bị cho chiếc siêu tiêm kích thế hệ 5 sẽ phải treo ở mấu dưới thân và cánh do không thể đưa vào trong khoang vũ khí, do đó có thể nói tính năng tàng hình của Su-57 gần như vô dụng".

Nhận xét thứ nhất của các chuyên gia phương Tây rất khó bình luận, do tính năng tàng hình của F-22, F-35 gần như không thể kiếm chứng do các máy bay này hầu hết được sử dụng trên các chiến trường của các nước chậm phát triển. Việc F-22 tham gia trên chiến trường Syria, nơi có hệ thống phòng không S-400 của Nga, cả 2 phía đều không có thông tin về hoạt động của tiêm kích thế hệ 5 này.

Bình luận thứ hai liên quan đến khả năng tàng hình của máy bay thì cả F-22 và F-35 đều có mấu treo mũ khí dưới cánh và thân. Tính năng tàng hình chỉ được sử dụng trong tình huống hoạt động trong khu vực mà hệ thống phòng không của đối phương rất mạnh, trong tình huống hết sức đặc biệt của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trên lĩnh vực này Su-57 hoàn toàn không khác gì các siêu phẩm công nghệ của Mỹ.

Các chuyên gia hàng không phương Tây cho rằng, Su- 57 trong tương lai sẽ là chiếc tiêm kích, cạnh tranh với tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-22 Mỹ trong những trường hợp nhất định, ví dụ như trên chiến trường châu Âu. Nhưng các chuyên gia Na Uy vẫn cho rằng, chiến trường châu Âu sẽ không dễ dàng với Su-57 do các nước NATO đã và đang phát triển một hệ thống phòng không và lực lượng không quân rất mạnh, trong lĩnh vực công nghệ hầu hết vượt trội công nghệ hiện có của Nga.

Công nghiệp quốc phòng Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, thông thường lấy những tiêu chuẩn quốc phòng Mỹ để phát triển. Trong quá trình thiết kế chế tạo Su-57, nếu so với những thế hệ máy bay trước đã có một bước tiến vượt bậc. Trước hết cần đề cập đến radar máy bay. Trên Su-57 có tới 5 radar được trang bị anten mảng pha chủ động. Radar chính phần mũi máy bay có trong đó có 1526 modun thu/phát. Hai bên thân máy bay - hai radar nữa. Hai ăng-ten mảng pha khác được lắp đặt trên các cánh cản.

Chính những radar này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và tạo ưu thế trên không. 3 radar đầu tiên hoạt động trên dải sóng centimet. Công nghệ tàng hình được phát triển để “tránh” sóng centimet nhưng 2 radar còn lại nằm trên các cánh cản hoạt động trên dải sóng decimeter. Đây là những radar phát hiện máy bay tàng hình. Các radar này có độ phân giải thấp hơn, nhưng có thể phát hiện mục tiêu trên khoảng cách rất lớn.

Anten mảng pha của radar chính được đặt dưới một góc nghiêng, nhờ đó làm giảm khả năng phát hiện máy bay. Phương pháp này làm giảm công suất phát xung của radar khi thực hiện nhiệm vụ quan sát, giám sát các mục tiêu bề mặt.

Radar "Belka", trang bị anten mảng pha chủ động - được lắp đặt trên Su-57 - ảnh Arms.ru

Radar "Belka", trang bị anten mảng pha chủ động được đưa vào trang bị thay thế cho radar mảng pha thụ động H035 "Irbis". "Belka" có những tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn "Irbis". Riêng đài radar "Irbis", so sánh những tính năng kỹ chiến thuật công bố trên mạng thông tin đại chúng có một số ưu điểm mạnh hơn đài radar Mỹ AN/APG-77 được lắp đặt trên F-22.

"Irbis" có thể phát hiện một mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng 1 m2 trên khoảng cách 300 km. Đài radar Mỹ trên F-22 là 225 km. Với các mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng 0,01 m2, radar "Irbis" phát hiện được trên khoảng cách 90 km, đài radar Mỹ không đưa ra thông số này. Những tính năng của "Belka" hiện không được tiết lộ, nhưng chính xác cao hơn "Irbis". Hệ thống radar chiến đấu Su-57 cho phép kiểm soát 60 mục tiêu và tấn công 15 mục tiêu cùng lúc.

Một trong những phương tiện kiểm soát và giám sát mục tiêu quan trọng là đài radar quang học OLS-50M, được chế tạo đặc biệt cho Su-57. Tùy thuộc vào góc nhìn, đài có thể phát hiện F-22 trên khoảng cách từ 30 km đến 85 km. Điểm đặc biệt quan trọng là OLS phát hiện mục tiêu hoàn toàn bí mật do hoạt động trên chế độ thụ động, không phát xung. F-22 là máy bay phát triển trong thế kỷ 20, không có đài radar quang học tương đương.

Hơn thế nữa, trên máy bay Su-57 còn có hệ thống tác chiến điện tử (EWF) "Himalaya" siêu hiện đại. Hệ thống "Himalaya" không chỉ gây nhiễu thông qua radar chính mà trên tất cả các radar được trang bị cho Su-57, như vậy tiêm kích thế hệ 5 Su-57 có được hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh máy bay. Trên tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ, hệ thống tác chiến điện tử (EW) hoạt động phần bán cầu phía trước với góc mở 120 độ.

Ưu thế chính của Su-57 là thế hệ vũ khí hoàn toàn mới. Để trang bị cho siêu phẩm tương lai, các nhà khoa học quân sự Nga đã phát triển tới 14 loại tên lửa, được thiết kế đặc biệt, một nửa trong số này đã sẵn sàng cho biên chế, số còn lại đang hoàn thành các cuộc thử nghiệm.

Một trong những vũ khí chủ lực của Su-57 là tên lửa không đối không tầm xa KS-172, có tầm bắn vượt xa tất cả các tên lửa không đối không tầm xa tương tự. KS – 172 có tầm tầm bắn đến 400 km, trong khi đo tên lửa tầm xa AIM-120D của Mỹ có tầm bắn 180 km. KS-172 có tốc độ cực đại là 1400 m/s, có thể tấn công các mục tiêu bay ở độ cao 3 m đến 30.000 m với tốc độ lên đến 1.100 m/s, cơ động vượt tải đến 12 g.

Đây là lý do Su-57 Nga sẽ “đè chết” F-22 Mỹ  ảnh 2Tên lửa không đối không tầm siêu xa KS - 172 - ảnh Arms.ru

Một vũ khí thứ hai, có thể là siêu phẩm công nghệ dành cho các máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga, đó là tên lửa tầm gần RVV-MD với khả năng tác chiến tuyệt vời. Sử dụng tên lửa này, Su-57 có thể tấn công cả ở phía trước và phía sau bán cầu. Theo những thông tin không chính thức, tên lửa có khả năng siêu cơ động và có khả năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu cơ động vượt tải đến 12g.

Khả năng cơ động đáng sợ này có được do trên tên lửa lắp đặt các bánh lái khí, khi tên lửa khóa mục tiêu (trước hoặc khi phóng ra) nó sẽ bám sát mục tiêu bất kể phương tiên bay cơ động như thế nào. Một số nguồn tin cho rằng, RVV-MD còn được dùng để chống tên lửa không đối không hoặc đất đối không của đối phương trong tình huống thoát hiểm.

Tên lửa tầm gần của Mỹ được phát triển theo hướng khác, tính năng cơ động cao của AIM-9 Sidewinder là sử dụng cánh lái và vòi phun vector đổi hướng. Giải pháp này cho phép tên lửa có khả năng cơ động cao, nhưng chắc chắn không thể bằng tên lửa Nga, có khả năng lập tức xoay 180o.

Đây là lý do Su-57 Nga sẽ “đè chết” F-22 Mỹ  ảnh 3Tên lửa không đối không tầm gần RVV - MD. Được phát triển đặc biệt trong quá trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 PAK-FA - T-50 (Su-57) - ảnh Arms.ru

Tất nhiên, hầu như không có cơ hội cho F-22 có thể gặp Su-57 trên chiến trường trong tương lai. Do cả F-22 và Su-57 đều được phát triển dành riêng cho không quân của hai siêu cường quân sự trên thế giới mà sự va chạm xung đột sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hủy diệt. Điểm đặc biệt chính là trên cơ sở của F-22, người Nga đã cố gắng phát triển một máy bay chiến đấu tương lai, có khả năng cạnh tranh cao với F-22 trong vòng một thập kỷ tới.

Tất nhiên không loại trừ trường hợp gây tranh cãi, như biên đội F-22 Mỹ đã gặp gỡ Su-25 và Su-35S trên không phận Syria. Nhưng sự cố đánh chặn này không đánh giá được khả năng thực tế của các bên tham chiến, do cả hai đều tránh xung đột và không công khai chi tiết cuộc gặp.

Hiện nay Mỹ đang  đẩy mạnh sản xuất F-35 trong các hợp đồng cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường quốc châu Á như Nhật Bản. Để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, khả năng Trung Quốc sẽ căn cứ vào những kết quả đạt được của Su-57, tiếp tục hiện đại hóa các máy bay tiêm kích thế hệ 5 của mình trên chiến trường khu vực và các đồng minh của Mỹ có thể sẽ gặp gỡ các tiêm kích tàng hình J – 20 và J-31 của Trung Quốc. 
Truyền thông phương Tây phân tích năng lực tác chiến của F-22 và Su-57, nhấn mạnh vào ưu thế liên kết mạng chiến thuật của F-22 cho phép chiếm ưu thế trên không trước Su-57 - video tài khoản Sophia
TTB