Đầu đạn siêu thanh của Nga dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của NATO?

VietTimes – Với vận tốc Mach 10 (7,680 MPH hay 12,350 km/giờ), các đầu đạn hạt nhân tấn công theo nguyên lý lượn từ không gian thuộc Dự án 4202 là cuộc cách mạng của không quân Nga. 
Đầu đạn siêu thanh của Nga dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của NATO?
Đầu đạn siêu thanh của Nga dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của NATO?

Theo báo chí Nga đầu đạn tấn công siêu thanh được thiết kế dưới dạng tàu bay tốc hành thuộc Dự án 4202 có thể bay từ Moscow đến London trong 13 phút và dễ dàng thâm nhập, chọc thủng hệ thống phòng thủ tên tửa của NATO.

Sau các cuộc thử nghiệm lần đầu vào năm ngoái, đầu đạn Dự án 4202 của Nga được biết đến với cái tên Yu-74 đã “sẵn sàng hành động”, báo Daily Star của Anh cho hay.

Đầu đạn lượn siêu thanh  mang lượng nổ hạt nhân có thể bay với tốc độ Mach 10 (7,680MPH hoặc 12,3560kmh).

Phương tiện tấn công siêu thanh này có thể gắn trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat dù các chi tiết kỹ thuật của loại vũ khí này vẫn chưa được tiết lộ.

Theo tuyên truyền của Nga, tên lửa RS-28 có thể mang 24 đầu đạn Yu-74, chúng có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong bán kính 10.000km chỉ trong vòng chưa đến một giờ kể từ khi khai hỏa.

Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 1 đầu đạn Yu-74 được triển khai trên tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-18A phóng từ căn cứ tên lửa chiến lược Dombarovsky, vùng Orenburg. Sau khi phóng, đầu đạn đã tấn công mục tiêu giả định tại Kura, phía bắc bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông của Nga.

Hồi tháng Tư, các quan chức quân sự của Mỹ đã khẳng định sự tồn tại của loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân này của Nga.

Mỹ và Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh các dự án phát triển hệ thống đầu đạn hạt nhân lượn siêu thanh có khả năng tấn công toàn cầu với mong muốn đuổi kịp Nga và gia tăng cách biệt sức mạnh quốc phòng với các nước khác.

Các thông tin về việc Nga đã phát triển thành công tàu lượn siêu thanh mang tên lửa hạt nhân càng khiến tình hình giữa Nga và phương Tây căng thẳng hơn.