Dấu ấn chủ mới ở Chứng khoán Alpha

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi về tay nhóm cổ đông mới, CTCP Chứng khoán Alpha đã tăng vốn điều lệ gấp 9 lần, lên mức 527,5 tỉ đồng.

Như VietTimes từng đề cập, một ngày sau khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (AGM 2020), ông Nguyễn Quốc Hùng và bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã chuyển nhượng 57,26% cổ phần CTCP Chứng khoán Alpha (APSC) cho 6 thể nhân khác.

Trong nhóm cổ đông mới này, ông Đinh Tuấn Anh và bà Lưu Hồng Huệ lần lượt được biết tới là Phó giám đốc Ban tài chính và Phó giám đốc kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hoàng Minh (Hoàng Minh Group) – pháp nhân do các ông Kiều Xuân Nam, Vũ Đức Toàn và Đặng Quang Thái là cổ đông sáng lập.

Ông Kiều Xuân Nam, nên biết, là Chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất ở CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (Mã CK: VC3). Trong khi đó, ông Vũ Đức Toàn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Central Capital (Central Capital).

Vị thế của nhóm cổ đông mới ở 'game' đổi chủ của APSC được thể hiện từ AGM 2020, với việc ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1983) – khi đó là Thành viên HĐQT VC3 – được bầu vào HĐQT APSC. Ông Nam sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT APSC.

Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực chứng khoán của ông Nguyễn Hoàng Nam, từ ngày 31/12/2020 - 4/8/2022, CTCP Chứng khoán Alpha đã tăng vốn điều lệ gấp 9 lần, lên mức 527,5 tỉ đồng

Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực chứng khoán của ông Nguyễn Hoàng Nam, từ ngày 31/12/2020 - 4/8/2022, CTCP Chứng khoán Alpha đã tăng vốn điều lệ gấp 9 lần, lên mức 527,5 tỉ đồng

Sinh năm 1983, ông Nguyễn Hoàng Nam có trải nghiệm phong phú trong lĩnh vực chứng khoán, khi từng công tác tại CTCP Chứng khoán dầu khí Việt Nam (PSI), CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CSC) và CTCP Chứng khoán MB (MBS). Tháng 3/2018, ông Nam gia nhập CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (Mã CK: KPF) với vai trò trưởng phòng đầu tư.

Với thâm niên trong lĩnh vực chứng khoán, APSC dưới thời ông Nguyễn Hoàng Nam đã chứng kiến những đợt tăng vốn 'khủng' trong ít năm trở lại đây.

Cập nhật tới tháng 8/2022, quy mô vốn điều lệ của APSC đạt 527,5 tỉ đồng, cao gấp 9 lần so với thời điểm cuối năm 2020.

Trong khoảng thời gian này, APSC còn phát hành lô trái phiếu mã APSCH2123001, có lãi suất cố định 10%/năm, kỳ hạn 24 tháng, mục đích để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ.

Đáng chú ý, tài sản đảm bảo là 14 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư và Thương mại Đại Thành Phát (Đại Thành Phát) có giá trị tới 151,2 tỉ đồng. Tổng giám đốc kiêm người đại diện của Đại Thành Phát, nên biết, là ông Đặng Quang Thái – cổ đông sáng lập Hoàng Minh Group ở đầu bài viết.

Ở một diễn biến khác, vào tháng 11/2021, APSC đã chuyển trụ sở về Tòa nhà Alpha số 389 Đê La Thành, Ba Đình, TP. Hà Nội - dự án do VC3 làm chủ đầu tư.

APSC 'tiêu tiền' thế nào?

Tính đến ngày 30/6/2022, quy mô tổng tài sản của APSC đạt 241,2 tỉ đồng, cao gấp 6 lần so với thời điểm cuối năm 2020.

Trong đó, tổng số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn tại SHB, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 5,6%/năm), tiền và các khoản tương đương tiền của APSC đạt 125,4 tỉ đồng, chiếm tới 51,9% tổng tài sản.

Bên cạnh đó, số dư các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của APSC đạt 44,1 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so với đầu năm, chiếm 18,2% tổng tài sản. Danh mục của APSC bao gồm: 1,7 triệu cổ phiếu DTP của Đại Thành Phát (giá vốn 17 tỉ đồng); 778.000 cổ phiếu AFX của CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (giá vốn 12,9 tỉ đồng); và 82.600 cổ phiếu TST của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn Thông.

Ở hướng ngược lại, APSC cho biết đã bán ra toàn bộ cổ phiếu HKT của CTCP Đầu tư EGO Việt Nam.

Đại Thành Phát, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang hay CTCP Đầu tư EGO Việt Nam đều là những pháp nhân có mối liên hệ với ông Đặng Quang Thái và nhóm chủ mới của APSC.

Đáng chú ý, APSC còn ghi nhận khoản đặt cọc dài hạn lên tới 37 tỉ đồng cho CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội để thuê văn phòng tại toà nhà Alpha (có địa chỉ ở 389 Đê La Thành; do VC3 làm chủ đầu tư). Thời gian thuê là 33 năm, tiền thuê văn phòng sẽ được khấu trừ từ tiền đặt cọc. Khoản đặt cọc được APSC phân loại vào khoản mục các tài sản đã cầm cố thế chấp./.