Đằng sau việc Đức “quay lưng”, từ chối cung cấp xe bọc thép cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 6/7, Tổng thanh tra Quân đội Đức tuyên bố: Đức không thể xuất khẩu vũ khí và thiết bị với cái giá phải trả là "sự sẵn sàng chiến đấu hoặc khả năng tự vệ" của mình, nên tạm thời không thể cung cấp cho Ukraine xe bọc thép Fuchs.
Đức từ chối cung cấp loại xe bọc thép Fuchs mà Ukraine yêu cầu đích danh vì lý do đảm bảo an ninh (Ảnh: Wiki)
Đức từ chối cung cấp loại xe bọc thép Fuchs mà Ukraine yêu cầu đích danh vì lý do đảm bảo an ninh (Ảnh: Wiki)

Ông Zorn cũng cho biết, Đức hiện có tổng cộng 825 xe bọc thép Fuchs, bao gồm các loại xe radar, xe gây nhiễu vô tuyến, xe vận tải, xe trinh sát và xe cứu thương. Đức cần có những loại xe này và hiện không thấy có khả năng mang bán số xe bọc thép này.

Ý nghĩa của tuyên bố này là gì?

Thứ nhất, Đức sẽ không cung cấp loại xe bọc thép Fuchs mà Ukraine đang yêu cầu đích danh, dù nói là "tạm thời", nhưng không ai biết cái "tạm thời" này sẽ tồn tại bao lâu;

Thứ hai, dù Đức có 825 xe bọc thép loại Fuchs, nhưng tất cả chúng đều đã có mục đích sử dụng riêng “cái nào dùng vào việc nấy”, và không thể lấy ra dù chỉ một chiếc.

Thứ ba, 825 chiếc xe bọc thép Fuchs này có liên quan đến an ninh quốc gia của Đức, Berlin không thể cung cấp cho Ukraine những chiếc xe bọc thép này với cái giá phải trả là "hy sinh an ninh", hy vọng Ukraine có thể hiểu được điều đó.

Dù Đức đã cố gắng làm cho vấn đề trở nên "nghiêm trọng", nhưng giờ đây Ukraine đang ở vào thời điểm then chốt, rất cần đến sự chi viện vũ khí của phương Tây, hành động “quay lưng” của Đức được cho là “rất khó hiểu.”

Ukraine muốn Đức cung cấp các xe bọc thép Fuchs nhưng bị từ chối (Ảnh: Wiki)

Ukraine muốn Đức cung cấp các xe bọc thép Fuchs nhưng bị từ chối (Ảnh: Wiki)

Cần lưu ý rằng do Đức trước nay đã bị Kiev chỉ trích nhiều do "hành động chậm chạp và viện trợ quân sự số lượng ít" cho Ukraine. Nhiều chính trị gia Ukraine, trong đó có Tổng thống Zelensky, đã công khai chế nhạo Đức, thậm chí còn dùng từ “xúc xích gan gây khó chịu” để chỉ trích Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Giờ đây, Đức đang bất ngờ “quay lưng” với Ukraine và Kiev được cho là sẽ "nổ súng", mở một cuộc tấn công ngoại giao nhằm vào Berlin.

Nhưng điều đáng chú ý hơn là chỉ một ngày trước khi Đức nói rằng họ "không thể cung cấp cho Ukraine xe bọc thép Fuchs," ông Melnick, đại sứ Ukraine tại Đức, người gây nhiều tranh cãi về phát ngôn “không phù hợp thân phận,” cũng được xác nhận là sẽ rời khỏi chức Đại sứ và quay trở lại giữ chức vụ khác tại Bộ Ngoại giao Ukraine.

Cần lưu ý rằng chính ông Đại sứ Melnick đã sử dụng thuật ngữ "xúc xích gan gây khó chịu" để mô tả Thủ tướng Scholz. Vì phát ngôn này, ông Melnick đã bị chỉ trích và gây tranh cãi ở Đức, nhiều chính trị gia Đức đã chỉ trích ông "phát biểu thô lỗ và thiếu ngoại giao," thậm chí người dân Đức còn phát động cuộc bỏ phiếu thăm dò "đưa Melnick về nhà" trên mạng.

Đại sứ Ukraine tại Đức Melnik bị triệu hồi vì phát ngôn xúc phạm Thủ tướng Đức Scholz (Ảnh: DPA)

Đại sứ Ukraine tại Đức Melnik bị triệu hồi vì phát ngôn xúc phạm Thủ tướng Đức Scholz (Ảnh: DPA)

Trong những ngày gần đây, ông Melnik cũng đã bị đại sứ quán hai nước Ba Lan và Israel chỉ trích mạnh mẽ vì những phát biểu gây tranh cãi liên quan đến quốc gia họ. Chứng kiến ​​ông Melnik "khiến dư luận phẫn nộ", Bộ Ngoại giao Ukraine phải vào cuộc, nói rằng phát biểu của ông ta chỉ thể hiện quan điểm cá nhân và không liên quan đến Bộ Ngoại giao Ukraine.

Có thể thấy, việc Melnick từ chức và trở về nước hiển nhiên không phải không có lý do. Về việc liệu có mối liên hệ trực tiếp nào giữa vụ việc này với việc Đức tuyên bố công khai nước này "không thể cung cấp xe bọc thép cho Ukraine" hay không thì vẫn chưa chắc chắn, nhưng cũng không thể nói là hoàn toàn không liên quan.

Ít nhất, những lời chỉ trích của Melnick đối với Berlin sẽ ít ảnh hưởng hơn sau tuyên bố của Đức. Ngoài ra, việc Đức bất ngờ "lội ngược dòng" trước Ukraine cũng phản ánh ba điểm:

Thứ nhất, Đức không muốn dính quá nhiều vào cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhất là việc kéo dài chiến tranh không có lợi cho lợi ích của Đức và EU, cũng như an ninh của châu Âu.

Thứ hai, tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine thực sự đang "xé nát" phương Tây. Gần đây, giới truyền thông Anh đã chia phương Tây thành các phái "diều hâu", "bồ câu" và "đà điểu" dựa trên thái độ của các nước đối với tình hình ở Nga và Ukraine. Trong số đó, các nước như Pháp, Đức chủ trương giải quyết xung đột thông qua thương lượng được coi là đại diện của phe “bồ câu.”

Thứ ba, việc Đức "lội ngược dòng" không chỉ với Ukraine, mà còn với Mỹ và Anh, vì quyết định của Đức thực sự không phù hợp với hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO, mặc dù Đức đã nêu rõ liên quan "lợi ích" của mình.

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Scholz (Ảnh: DPA)

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Scholz (Ảnh: DPA)

Tóm lại, sau khi Đức tuyên bố “không thể cung cấp xe bọc thép Fuchs cho Ukraine,” chắc chắn sẽ gây nên nhiều áp lực ngoại giao, và tất nhiên sẽ dễ dàng thay đổi thái độ của phương Tây đối với tình hình Nga và Ukraine. Xét cho cùng, có không ít nước châu Âu có cùng lập trường như Đức.

Tuy nhiên, ngay khi Đức "quay lưng" với Ukraine, họ đã quay sang "cầu cứu" Nga: Đức đang cạn kiệt khí đốt tự nhiên, hy vọng Nga sẽ khôi phục nguồn cung cấp khí đốt.

Vào ngày 6/7, tờ Bild-Zeitung của Đức đưa tin rằng do thiếu tàu vận chuyển LNG nên "kế hoạch thay thế khí đốt tự nhiên của Nga" của chính phủ Đức đã thất bại.

Theo kế hoạch, Đức dự định nhanh chóng có được 13 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên để thay thế một phần lượng khí đốt tự nhiên của Nga. Vì thế, Thủ tướng Scholz đã tất bật đến các nước Trung Đông, châu Phi để tìm kiếm.

Nhưng hiện nay, không có gì chắc chắn có bao nhiêu nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên sẵn sàng xuất khẩu sang Đức, và Chính phủ Đức có thể sắp tuyên bố "kế hoạch thất bại" do hệ thống vận chuyển khí bị tắc nghẽn.

Trước tình thế cấp bách, Đức đã chọn cách quay sang cầu cứu Nga. Vào ngày 6/7, Phó Thủ tướng Đức Habeck đã bày tỏ hy vọng Nga có thể kết thúc sớm hơn việc bảo trì hàng năm tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên "Dòng chảy phương Bắc" (Nord Stream) và tuân thủ thời gian bảo trì, nối lại hoạt động truyền dẫn khí đốt.

Truyền thông Đức cho rằng kế hoạch của Chính phủ Đức mua khí đốt nước khác thay thế nguồn của Nga đã thất bại (Ảnh: QQ)

Truyền thông Đức cho rằng kế hoạch của Chính phủ Đức mua khí đốt nước khác thay thế nguồn của Nga đã thất bại (Ảnh: QQ)

Thì ra cách đây vài ngày, phía Nga đã thông báo sẽ tạm dừng truyền dẫn khí đốt tới Đức từ 10 đến 15 ngày với lý do đại tu tuyến đường ống Nord Stream.

Tuy nhiên, ông Habeck cho biết tuyến đường ống Nord Stream năm ngoái cũng đã trải qua công việc bảo dưỡng tương tự, chỉ mất khoảng 10 ngày. Hy vọng Nga có thể hoàn thành việc bảo dưỡng và tiếp tục truyền dẫn khí đốt sớm hơn như lần trước.

Nhưng tình hình nay đã khác. Năm ngoái, quan hệ giữa Nga và Đức tương đối ổn định, hiện tại do ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine, quan hệ hai bên đã xuất hiện khoảng cách, có thể Nga sẽ không đẩy nhanh hoạt động bảo trì đường ống.

Suy cho cùng, năng lượng của Nga chính là “gót chân Achin” của châu Âu, giờ đây Nga nắm thế chủ động, dự tính Đức sẽ không dễ dàng “vượt qua cửa ải” như vậy.

Ngoài ra, trước khi bảo trì, tuyến đường ống "Dòng chảy phương Bắc" đã bị giảm 40% do thiếu thiết bị dẫn khí chủ chốt, ngay cả khi hoàn thành đại tu và cấp khí trở lại thì khả năng tiếp tục "hạn chế dòng chảy" cũng không thể được loại trừ.

Do đó, người ta ước tính rằng Đức khó có thể đạt hiệu quả trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga lần này. Dù sao, Đức đã chủ động kêu gọi Nga chấm dứt công việc bảo trì càng sớm càng tốt, điều này cũng phản ánh sự bất lực của Đức và thậm chí là của cả châu Âu hiện nay.

Xét cho cùng, hiện vẫn đang là mùa hè, nhu cầu sưởi ấm bằng khí đốt tự nhiên của người dân châu Âu chưa lớn, vài tháng nữa khi mùa đông đến, cuộc sống của người dân châu Âu sẽ khó khăn hơn và áp lực lên chính phủ các nước châu Âu cũng sẽ lớn hơn. .

Ngay bây giờ, cách duy nhất để đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng là thúc đẩy sớm ngừng bắn giữa Nga và Ukraine và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đó xem ra mới là mấu chốt của vấn đề mà người Nga muốn.