Đại biểu nói đường sắt bị “bỏ rơi”, Bộ trưởng Thể nhận trách nhiệm của Bộ GTVT

VietTimes -- Đại biểu Dương Trung Quốc tranh luận thấy ngành đại biểu cao niên Dương Trung Quốc đang bị “bỏ rơi”, không tán thành cách nói do tham mưu kém. Bộ trưởng Thể xin tiếp thu, và cho biết 8 năm trước quốc hội chưa thông qua được đề án đường sắt tốc độ cao là “trách nhiệm lớn thuộc về Bộ GTVT”.
Đường sắt lạc hậu làm nóng nghị trường Quốc hội. Ảnh: Thanh niên
Đường sắt lạc hậu làm nóng nghị trường Quốc hội. Ảnh: Thanh niên

Những nội dung này được bàn tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sáng 4/6. Trước đó, Bộ trưởng thể đã giải trình trước Quốc hội về các nguyên nhân làm ngành đường sắt lạc hậu, trong đó có nguyên nhân từ việc tham mưu kém.

Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Quốc hội
 Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Quốc hội

Về trả lời này, đại biểu Dương Trung Quốc tranh luận không tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Thể. “Tôi là người viết lịch sử ngành đường sắt Việt Nam và thấy rằng ngành này đang bị bỏ rơi. Tôi đặt câu hỏi phải chăng đầu tư vào đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, có thể cắt nhỏ, nhiều hợp đồng còn đường sắt lớn nên không thể chia sẻ lợi ích dẫn đến loại hình này chưa được trú trọng?” - đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Thanh Niên
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Thanh Niên 

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Thể nói đường sắt Việt Nam đúng là lạc hậu, chậm phá triển. Nguyên nhân là đường sắt nếu đầu tư thì kinh phí rất rất lớn. “Nếu chúng ta quyết làm thì có dự án lên đến tỷ USD” – ông Thể nhấn mạnh.

Bộ trưởng tiếp tục giải trình theo hướng, dự án (đường sắt tốc độ cao - PV) 8 năm trước đây trình quốc hội có nhu cầu vốn lên đên hàng chục tỷ USD. Do đó, sau khi trình Quốc hội rất đắn đo và chưa thông qua được đề án bởi nguồn kinh phí này quá lớn.
Về yêu cầu với đường sắt, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh yêu cầu nếu làm thì phải là đường đôi khổ 1.435 mm, chứ không thể cải tạo chắp vá đường khổ rộng 1.000 mm hiện nay được.  Tuy nhiên, ngay vấn đề này đáng tiếc cũng chưa thống nhất được nên chưa triển khai được.

Bộ trưởng Thể phân trần trước câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc, ông nói: “Về bình luận làm đường bộ có thể chia sẻ lợi ích, bản thân tôi làm giao thông vì cái tâm. Nếu làm sai, vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”

Đồng thời, ông Thể cho biết, Bộ GTVT luôn muốn phát triển hài hòa các loại hình vận tải, trong đó có đường sắt. Nhưng thực tế là đường sắt nhiều năm qua lạc lậu, đường biển, đường thủy nội địa chưa được đầu tư đúng mức.

“Tôi cho rằng đã đến giai đoạn thông qua đề án xây dựng đường sắt. Mỗi một nhiệm kỳ chúng ta bỏ ra một số tiền nhất định, nhiều nhiệm kỳ sẽ hoàn thành đường sắt Bắc - Nam. Nếu không làm đường sắt Bắc - Nam sẽ hạn chế việc phát triển kinh tế” – Bộ trưởng Thể cảnh báo.

Đại biểu Dương Trung Quốc

Đường sắt là phương tiện công cộng cần được ưu tiến. Từ năm 1936, Việt Nam là nước có được hệ thống đường sắt hoàn thiện nhất ở châu Á. Để hôm nay, đường sắt có tình trạng này tôi cho rằng nhận thức chúng ta không đầy đủ.

Cách đây 8 năm, Quốc hội đã thẩm định và không tán thành đường sắt cao tốc Bắc Nam vẫn khẳng định phải sớm có đường sắt hoàn thiện có tốc độ cao như một phương tiện xương sống cả hệ thống giao thông chúng ta. Vậy mà 8 năm qua hầu như dẫm chân tại chỗ. Phải chăng là đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, trong khi đường sắt thì đầu tư lớn. Vì thế tôi muốn Bộ trường nói rõ quan điểm của mình về đường sắt Việt Nam?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Về lâu dài, chúng tôi đang tập trung xây dựng đề án tuyến đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao để báo cáo với Quốc hội. Dự án đường sắt cách đây 8 năm đã trình Quốc hội nhưng chưa thông qua thì tôi nghĩ trách nhiệm lớn này thuộc về Bộ GTVT.

Khi không qua được Quốc hội mà chúng ta thấy dự án này cần thiết cho xã hội thì phải kiên trì đề xuất. Thời gian qua, Bộ GTVT đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu. Năm tới 2019, theo chương trình, Bộ GTVT sẽ trình đề án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao.