Cựu Giám đốc của FDIC: Lý do chúng ta không nên cấm bitcoin

VietTimes -- Một số ý kiến cho rằng bitcoin không thực hiện chức năng xã hội hữu ích nào và do đó nó nên bị cấm. Nhưng vẻ đẹp (giá trị) không phải ở đôi má hồng của thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình.

Theo sau sự tăng giá gần 2000% của Bitcoin (BTC-USD) trong năm qua là sự sụt giảm nhanh chóng và nó đang làm lung lay các lời kêu gọi thông thường đối với việc điều tiết giá cả.

Xem bong bóng tài sản biến động (đúng rồi, bất cứ thứ gì tăng lên 2000% trong vòng chưa đầy một năm đều là bong bóng cả) có thể khiến cho các nhà quản lý đau đớn. Họ biết mọi người sẽ mất rất nhiều tiền. Nhưng họ nên làm gì đây?

Một số ý kiến cho rằng bitcoin không thực hiện chức năng xã hội hữu ích nào và do đó nó nên bị cấm. Nhưng vẻ đẹp (giá trị) không phải ở đôi má hồng của thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình.

Kể từ khi bắt đầu thương mại, con người đã gán giá trị cho những thứ không có giá trị thực sự rõ ràng. Đặc biệt trong trường hợp của các phương tiện trao đổi hay còn gọi là tiền tệ, chúng ta gán giá trị cho chúng. Cho dù đó là vỏ sò của Ấn Độ cổ đại hay những mảnh giấy màu xanh lá cây mỏng mà nhiều người trong chúng ta vẫn mang trong ví của chúng ta ngày hôm nay, chúng nên phụ thuộc nhiều hơn vào tâm lý học hơn là các thuộc tính vật lý.

“Niềm tin vào công nghệ cao hơn là tin vào chính phủ”

Điều này cũng đúng với tiền giấy, mặc dù được tạo ra bởi các chính phủ và các cơ quan thuế của họ, các ngân hàng trung ương và cơ quan in tiền của họ. Khi công chúng mất lòng tin vào những tổ chức này thì giá trị sẽ biến mất – giống như họ đã làm tại Cộng hòa Weimar ở Đức sau Thế chiến II, hoặc Đông Nam Á cuối những năm 1990. Thật vậy, những ngày này, sự thiếu tín nhiệm của ngân hàng trung ương có thể làm tăng thêm giá trị trong mắt các nhà đầu tư Bitcoin, những người tin vào công nghệ hơn là tin vào chính phủ của họ.

ảnh: Reuters/ Dado Ruvic

Số lượng các doanh nghiệp và cá nhân nhận ra Bitcoin như là một phương tiện trao đổi có quy mô đủ lớn để phủ nhận tuyên bố rằng bitcoin không có giá trị. Và sự hứa hẹn và sự chấp nhận rộng rãi của Bitcoin cuối cùng có thể cho phép các giao dịch diễn ra trực tiếp, ngang hàng với bất kỳ giao dịch nào trên thế giới và nó cũng có một sức hút mạnh mẽ. Hơn nữa, không giống với tiền giấy, nhịp độ “đào tiền” trong mạng lưới bitcoin với những điều kiện khắc nghiệt và nguồn cung hạn chế khiến nó trở nên hấp dẫn đối với nhiều người như một cửa hàng có giá trị, tương tự như khai thác vàng vậy.

Để minh chứng cho việc đó, chúng ta có thể thấy giá trị thị trường ngày nay dường như vượt xa giá trị thực chất của những mục đích sử dụng này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên thị trường có những tài sản với giá quá cao. Hà Lan đã không cấm bong bóng củ hoa tuy-lip trong những năm 1630 và cũng không cấm các cổ phiếu công nghệ khi họ đạt đến mức độ cao chóng mặt vào đầu những năm 2000.

Chính phủ nên phản ứng như thế nào với bitcoin

Thay vì đưa ra các phán đoán về giá trị của riêng mình về bitcoin, trước tiên Chính phủ phải đảm bảo chính sách của chúng ta không khiến mọi người nổi giận. Chắc chắn, các tổ chức ngân liên bang không được phép hỗ trợ đầu cơ bitcoin dù là trực tiếp hay gián tiếp. Chính phủ cũng nên tiến hành các bước đi để đảm bảo rằng giá bitcoin ở bất cứ nơi nào trên thị trường đều phản ánh rằng các nhà đầu tư đưa ra các quyết định sáng suốt, không gian lận, không thao túng và việc buôn bán không tạo điều kiện cho hoạt động bất hợp pháp. May mắn thay, các cơ quan quản lý đã có những bước đi tích cực theo những hướng đó.

Ví dụ, Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) đã cung cấp một khuôn khổ pháp lý trong đó việc trao đổi bitcoin có thể diễn ra. (Tôi là giám đốc độc lập của một công ty khởi nghiệp phát triển công nghệ blockchain và cũng điều hành một sàn giao dịch trao đổi bitcoin được điều chỉnh bởi NYDFS.) Điều này cung cấp phương tiện cho các nhà đầu tư để mua bán, trao đổi với sự giám sát giống như ngân hàng, bao gồm yêu cầu về vốn, thẩm định chi tiết khách hàng và giám sát an ninh trên mạng.

Thêm vào đó, mặc dù sàn giao dịch Chicago Board Options Exchange và Chicago Mercantile Exchange đã bị chỉ trích vì “hợp pháp hóa” bitcoin bằng cách tung ra thị trường loại bitcoin sẽ được giao bán sau, trên thực tế họ đã tạo ra các địa điểm điều chỉnh bổ sung để tiếp cận thị trường bitcoin thông qua giao dịch tương lai. Và trong khi hầu hết các giao dịch bitcoin vẫn chưa được kiểm soát, CFTC đã buộc cả Cboe và CME chia sẻ thông tin về các sàn giao dịch bitcoin, điều này sẽ giúp họ và CFTC giám sát việc thao túng thị trường và gian lận trong thị trường bitcoin - một khả năng mà trước đó không tồn tại.