Cựu đại sứ Mỹ: kết quả trưng cầu dân ý tại Anh là chiến thắng của Putin

Trước đó, hôm 16 tháng 6, Tổng thống Putin nói rằng không cần phải gắn liền các vấn đề của việc nước Anh rời khỏi EU với nước Nga.
​Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul
​Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul gọi kết quả cuộc trưng cầu dân ý về thành viên EU của Anh, được chứng minh bằng chiến thắng của phe ủng hộ Brexit, là chiến thắng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông viết điều này trên Twitter: "Hôm nay, đó là một chiến thắng lớn cho chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin. Phải tôn vinh ông vì điều đó".

Theo McFaul, mặc dù chiến thắng của những người ủng hộ việc từ chối thành viên EU của Anh không phải là công lao cá nhân của nhà lãnh đạo Nga, nhưng "tất nhiên, giúp ích cho mục tiêu dài hạn của ông tại châu Âu".

"Ông Putin không hài lòng về sự sụp đổ của Liên Xô và khối Hiệp ước Warsawa, vì vậy ông vui khi thấy một sự chia rẽ trong khối thống nhất châu Âu", —cựu đại sứ viết.

Ngày 16 tháng 6, Tổng thống Putin nói rằng không cần phải gắn liền các vấn đề của việc nước Anh rời khỏi EU với nước Nga.

Tổng thống Putin.
Tổng thống Putin.

Cách đây vài ngày, báo Financial Times cũng có một bài viết đáng chú ý nói rằng Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng Tổng thống Nga sẽ rất hài lòng nếu Vương quốc Anh ra khỏi EU, nhưng điều đó chắc là không đúng.

Nhiều người phương Tây cho rằng Tổng thống Nga muốn châu Âu mất ổn định hoặc thậm chí phá hủy EU, tạo điều kiện cho điều này là việc Anh ra khỏi thành phần Liên minh châu Âu. 

Cơ sở của định kiến như vậy chứa đựng trong thực tế người ta quen cho rằng Nga luôn có ý định xấu trong mối quan hệ với phương Tây.

Tuy nhiên, Financial Times  viết, trái lại, Nga tiếp nhận Liên minh châu Âu như là một tổ chức đáng tin cậy và là một khu vực thương mại thống nhất.

Financial Times  nhắc nhở rằng trong thời gian diễn ra khủng hoảng đồng euro, Nga đã bày tỏ sự quan tâm và thậm chí còn chủ động đề xuất dành hỗ trợ tài chính cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Và, với việc tạo ra Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổng thống Putin muốn thiết lập quan hệ đối tác với Liên minh của châu lục Âu.

Theo ý kiến của tác giả bài báo đăng trên Financial Times, điện Kremlin không bình luận về trưng cầu dân ý (diễn ra trong ngày hôm nay) bởi Moscow tin chắc rằng giả sử nêu bất kỳ ý kiến về vấn đề này, thì người ta hẳn sẽ chỉ trích ngay là Nga can thiệp vào công việc nội bộ của nước Anh.

Phương Tây không nên nghĩ rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn rượu sâm banh để chờ khả năng Vương quốc Anh rời EU.

Trước đó, Thủ tướng David Cameron nói rằng viễn cảnh Anh ra khỏi thành phần EU có thể là niềm hạnh phúc cho Tổng thống Nga.