Cuộc chiến khốc liệt giữa Nga và Mỹ

VietTimes -- Tác giả Mike Whitney là một cây bút tự do tại Washington đã có những phân tích về cuộc chiến kéo dài hơn một thế kỷ của Mỹ với Nga. Ông kết luận thời của chủ nghĩa đế quốc đã chấm dứt và đây là thời điểm để thế giới bước vào một trật tự đa cực, RI cho biết.
Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công "3 nhánh" vào Nga. Đầu tiên là tấn công vào kinh tế Nga thông qua các lệnh trừng phạt và thao túng giá dầu. Tiếp theo, họ tăng những mối đe dọa với an ninh nội địa Nga bằng cách vũ trang và huấn luyện các đội quân ủy nhiệm của Mỹ tại Syria và Ukraine đồng thời bao vây Nga bằng các lực lượng của NATO và những hệ thống tên lửa.
Và cuối cùng, họ chỉ huy một chiến lược truyền thông sai lạc lớn, nhắm tới việc thuyết phục công chúng rằng Nga là "một kẻ gây hấn can thiệp" muốn hủy hoại niềm tin vào nền dân chủ của công chúng Mỹ (trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016).
Tổng thống Nga Gorbachev và tổng thống Mỹ Bush năm 1990. Khi đó, Mỹ và phương Tây đã hứa với Nga rằng NATO sẽ không mở rộng 1 inch về phía Đông nhưng sau đó NATO đã kết nạp thêm 13 thành viên sát biên giới phía tây của Nga.Tổng thống Nga Gorbachev và tổng thống Mỹ Bush năm 1990. Khi đó, Mỹ và phương Tây đã hứa với Nga rằng NATO sẽ không mở rộng 1 inch về phía Đông nhưng sau đó NATO đã kết nạp thêm 13 thành viên sát biên giới phía tây của Nga.
Đáp trả hành vi thù địch của Washington, Moscow đã có mọi cố gắng để chìa ra nhành ôliu. Nga không muốn đối đầu với siêu cường mạnh nhất thế giới cũng như thoát khỏi vũng lầy của cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu tại Syria. Những điều Nga mong muốn là bình thường, quan hệ hòa bình dựa trên sự tôn trọng những lợi ích của nhau dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế.
Điều Nga không muốn là lại có một kịch bản khác kiểu Iraq, nơi các quyền lợi chủ quyền tối cao của một đất nước nằm trong vị trí chiến lược bị xếp sang một bên để Mỹ có thể tự ý lật đổ chính phủ, hủy hoại xã hội và nhận chìm khu vực vào trong hỗn loạn. Nga không cho phép điều đó xảy ra vì thế họ đã đưa không lực của mình vào vòng nguy hiểm tại Syria để bảo vệ nền tảng cơ bản về chủ quyền của một nước - điều mà dựa vào đó an ninh toàn cầu được xây dựng và đảm bảo.
Do bộ máy tuyên truyền, hầu hết những người dân Mỹ đều tin rằng Nga là thủ phạm gây ra những hành vi thù địch chống lại Mỹ, hầu hết vì giới truyền thông và tầng lớp chính trị đã tích cực gieo rắc những thông tin giả mạo tuyên bố Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nhưng đây là những lý lẽ lố bịch và vô giá trị. Vụ bê bối Nga đơn thuần là một yếu tố tuyên truyền trong lý thuyết về sự thống trị toàn diện của Washington. Thông tin sai lệch được sử dụng để khiến mọi người nghĩ Mỹ là nạn nhân trong khi họ chính là thủ phạm gây ra những hành vi thù địch chống lại nước Nga.
Thủ tướng Anh Winston Churchill, được coi là người đã cứu châu Âu trong Thế Chiến II. Ông đã gọi việc đổ 150.000 quân của liên minh Mỹ và phương Tây vào Nga năm 1917 là để: Thủ tướng Anh Winston Churchill, được coi là người đã cứu châu Âu trong Thế Chiến II. Ông đã gọi việc đổ 150.000 quân của liên minh Mỹ và phương Tây vào Nga năm 1917 là để: "bóp nghẹt đứa trẻ Bôn sê vích ngay trong cái cũi của nó".
Đại khái, giới truyền thông đã thay đổi sự thật trong đầu họ. Washington muốn giáng cho Nga một đòn đau nhất có thể bởi Nga đã làm hỏng kế hoạch của Mỹ để kiểm soát các nguồn tài nguyên và hành lang dầu khí tại Trung Á và Trung Đông. Chiến lược phòng thủ quốc gia mới của chính quyền tổng thống Trump rất rõ ràng trong điểm này. Vị trí đối lập của Nga với những can thiệp gây bất ổn của Washington đã đưa Nga lên đầu danh sách "những đối thủ mới nổi lên" của Lầu Năm Góc. Moscow hiện tại là Kẻ thù số 1 của Mỹ trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Washington.
Cuộc chiến của Washington với Nga phải đếm ngược lại khoảng ít nhất 100 năm trước vào Cuộc cách mạng Bôn sê vích năm 1917. Mặc dù thực tế là Mỹ tham gia cuộc chiến chống Đức vào Thế chiến I, Washington và các đồng minh đã điều 150.000 lính từ 15 quốc gia khác nhau tới can thiệp cùng đồng minh là "lính bạch vệ" với hy vọng ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu. Nói theo cách của Thủ tướng Anh Winston Churchill thì mục tiêu của hành động này là "bóp nghẹt đứa trẻ Bôn sê vích ngay trong cũi của nó".
Nga bị Mỹ và NATO bao vây bằng lá chắn tên lửa đạn đạo.Nga bị Mỹ và NATO bao vây bằng lá chắn tên lửa đạn đạo.
Theo ông Vasilis Vourkoutiotis thuộc đại học Ottawa thì: "Cuộc can thiệp của liên minh vào nội chiến Nga đã thất bại trong việc nhổ rễ chủ nghĩa Bôn sê vích ngay cả khi còn yếu... Vào tháng 2.1918, Nga đã ủng hộ việc can thiệp vào cuộc nội chiến và theo phe Bạch vệ, vào tháng 3 năm đó họ đã đưa quân tới Murmansk. Các lực lượng khác từ Pháp, Ý, Nhật, Mỹ và khoảng 10 nước khác nhanh chóng tham gia vào cuộc nội chiến. Khoảng 150.000 quân liên minh đã chiến đấu tại Nga...
Quy mô cuộc chiến giữa Hồng quân và Bạch vệ Nga ở mức mà những thành viên trong liên minh nhanh chóng nhận ra họ sẽ có rất ít ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình của cuộc nội chiến trừ phi họ chuẩn bị can thiệp ở mức độ lớn hơn. Tới cuối tháng 4.1919, người Pháp đã rút quân. Lính Anh và Mỹ có một vài hành động vào tháng 11.1918 tại mặt trận phía Bắc... nhưng chiến dịch này có ý nghĩa rất hạn chế trong kết quả của cuộc nội chiến. Những binh sĩ Anh và Mỹ cuối cùng rút về năm 1920. Sau đó, chi viện chính của liên minh cho phe Bạch vệ là quân nhu và tiền chủ yếu tới từ Anh quốc.
Mục đích chính trong cuộc can thiệp của liên minh vào nước Nga Liên Xô là để giúp quân Bạch vệ tiêu diệt Hồng quân và chủ nghĩa Bôn sê vích". (theo bài viết "Cuộc can thiệp của liên minh vào cách mạng Nga" trên portalus.ru)
Hiện tại, Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn liên tục có những biện pháp đối phó Nga. Mới đây, bà Theresa May thủ tướng Anh quốc đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.Hiện tại, Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn liên tục có những biện pháp đối phó Nga. Mới đây, bà Theresa May thủ tướng Anh quốc đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Lý do những chi tiết lịch sử trên được đưa ra bởi nó sẽ giúp chúng ta đưa những sự kiện xảy ra gần đây vào trong một khung cảnh. Đầu tiên, nó sẽ giúp độc giả thấy Washington đã "xía" vào việc của người Nga từ hơn một thế kỷ. Thứ hai, nó cho thấy cuộc chiến của Washington với Nga sẽ tăng lên hay hạ xuống tùy thuộc vào tình trạng chính trị tại Moscow - và điều này sẽ không bao giờ kết thúc. Mỹ sẽ luôn ngờ vực, coi thường và sẵn sàng hành động tàn bạo với Nga.
Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, khi các hoạt động toàn cầu của Nga gây ra sự chán nản cho người Mỹ trên khắp thế giới, mối quan hệ của hai nước đã đi đến "điểm tới hạn". Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12.1991, những mối quan hệ của hai nước đã tan băng phần lớn bởi vì ông Boris Yeltsin đã đưa đất nước vào một chương trình dân chủ hóa cho phép chuyển những tài sản có giá trị nhất của nước Nga cho những tập đoàn đầu sỏ chính trị tham lam nhất với những đồng USD ít ỏi.
Việc kiếm chác được từ nước Nga đã làm Washington thỏa mãn và đó là lý do họ đưa những nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ tới Moscow để giúp đỡ việc chuyển đổi từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang hệ thống thị trường tự do. Những kẻ theo chủ nghĩa tân tự do đã đưa nền kinh tế Nga vào liệu pháp "sốc" và cần phải đấu giá hết các tài sản và nền công nghiệp quốc gia trong khi tình trạng siêu lạm phát không thể dừng lại và mức tiết kiệm tối thiểu của người dân lao động bình thường bị xóa sạch chỉ sau một đêm.
(còn tiếp)