Cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc bắt đầu có sự chuyển đổi quan trọng

VietTimes -- Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thành lập Ủy ban giám sát quốc gia trong năm tới chuyên trách chống tham nhũng, được chuyển giao từ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương.
Người dân Trung Quốc xem xét xử các vụ án tham nhũng qua ti vi. Ảnh: Cankao
Người dân Trung Quốc xem xét xử các vụ án tham nhũng qua ti vi. Ảnh: Cankao

Tờ Financial Times Anh ngày 25 tháng 1 cho hay năm 2016 số lượng quan chức bị khởi tố về tội tham nhũng của Trung Quốc đã giảm so với một năm trước.

Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Điều này đánh dấu cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ của Trung Quốc đã có sự chuyển đổi lớn.

Căn cứ vào con số công bố trong báo cáo công tác thương niên của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc, số quan chức vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, bị tình nghi vi phạm pháp luật và bị đưa tới các cơ quan tư pháp trong năm 2016 là 11.000 người, giảm trên 20% so với cùng kỳ.

Giáo sư luật học Phó Hoa Linh, Đại học Hồng Kông cho rằng: "Về tổng thể, điều quan trọng thực sự hiện nay là xử phạt chính trị".

Mặc dù năm 2016 số cán bộ Trung Quốc bị xử phạt đã tăng gần 1/4 so với cùng kỳ, lên tới 415.000 người, nhưng điều này rõ ràng thấp hơn mức tăng 1 năm trước (45%). Báo cáo công tác của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương tiết lộ, 3/4 số người bị xử phạt kỷ luật đều được "xử phạt nhẹ".

Trừ số lượng khởi tố giảm đi (khởi tố là phương thức trừng phạt duy nhất xác định sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng), Chính phủ Trung Quốc cũng có kế hoạch tiến hành thúc đẩy bằng cơ cấu, năm tới sẽ chính thức thành lập một ủy ban chống tham nhũng quốc gia mới.

Ủy ban mới này có tên là Ủy ban Giám sát quốc gia, ít nhất về lý thuyết chuyển giao trách nhiệm công tác chống tham nhũng từ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương giao cho một cơ quan nhà nước đồng cấp với Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc.