Mỹ sẽ sản xuất hàng loạt “đạn vàng” cho hải quân

VietTimes -- Mùa hè năm 2018, trên khu trục hạm Dewey Mỹ, kíp pháo thủ đã thử nghiệm trên hệ thống pháo hạm MK-45 cỡ nòng 127mm một loại đạn phi chuẩn HPV. Từ vụ thử nghiệm này xuất hiện một thuật ngữ “đạn vàng - gold shell”. Điều này được hiểu là gì?
Hệ thống pháo hạm MK-45 cỡ nòng 127mm nhả đạn. Ảnh minh họa: Conts.Ws.
Hệ thống pháo hạm MK-45 cỡ nòng 127mm nhả đạn. Ảnh minh họa: Conts.Ws.

Đạn pháo hạm HPV (Hyper Velocity Projective) khởi điểm được phát triển dành cho pháo ray điện từ trường. Nhưng pháo ray điện từ trường hiện đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phức tạp cả về tài chính và khoa học công nghệ.

Chính vì vậy, nhà sản xuất tiếp tục hoàn thiện loại đạn này và đạn HPV có thể sử dụng cho các loại pháo thông thường được lắp đặt trên các chiến hạm Mỹ

Đạn có một giá thành “trên trời” 85.000 USD/quả, khiến các quan chức hải quân Mỹ gọi nó là đạn vàng. Nhưng, đạn có hàng loạt ưu điểm vượt trội mà đạn thường không thể có. Nó có thể tấn công chính xác mục tiêu trên khoảng cách đến 92km và bay với tốc độ đến 3 Mach (3 lần vận tốc âm thanh). Nhưng ưu điểm then chốt của loại đạn này là mang lại vòng đời thứ 2 cho hầu hết các hệ thống pháo hạm của tàu chiến Mỹ.

Sử dụng đạn pháo HPV cho phép tấn công các mục tiêu trên bờ biển và trên biển với khoảng cách mà không một loại đạn thông thường nào có thể vươn tới. Hơn thế nữa, các chiến hạm Mỹ có thể tấn công các mục tiêu tầm siêu xa mà không cần thiết phải sử dụng các tên lửa dẫn đường đắt giá.

Ban đầu, đạn thực sự đắt giá. Nhưng trong quá trình sản xuất dây chuyền, giá thành quả đạn sẽ giảm xuống nhanh chóng. Do có thêm một số trang thiết bị, đạn HPV không thể rẻ như đạn thông thường nhưng cũng không thể gọi nó là "đạn vàng". Vì những lý do dưới đây:

Trong mọi trường hợp, sự xuất hiện trong biên chế một loại đạn pháo tầm xa, tốc độ bay siêu âm sẽ tăng cường năng lực tác chiến của hạm tàu, khiến hệ thống vũ khí trên chiến hạm trở thành đa nhiệm. Hơn thế nữa, hải quân Mỹ, thay vì tấn công mục tiêu bằng những tên lửa có giá trị đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD, sẽ có thể sử dụng các loại đạn giá rẻ hơn nhiều lần.

Thời gian qua, các loại đạn pháo đắt tiền đã phá hủy chương trình phát triển siêu khu trục hạm tàng hình Zamvold, được trang bị các hệ thống pháo hiện đại AGS 155mm, sử dụng loại đạn lai ghép pháo - tên lửa LRAP. Loại đạn này có giá trị đến 2 triệu USD mỗi quả.

Bộ quốc phòng Mỹ buộc phải chuyển đổi, loại bỏ pháo hạm do sản xuất LRAP có chi phí quá cao. Zamvolt được tái trang bị bằng tên lửa hành trình. Chương trình pháo hạm tiên tiến 155mm cho khu trục hạm tàng hình lớp Zamvold cũng cần kinh phí rất lớn. Vì vậy, Lầu Năm Góc quyết định loại bỏ các hướng phát triển tiếp theo của đạn pháo LRAP và chỉ mua có 3 chiến hạm tàng hình. Do đó, việc tổ chức sản xuất với lượng lớn các đầu đạn lai ghép LRAP cho Hải quân Mỹ sử dụng như một loại đạn thông thường là hoàn toàn không khả thi.

Thử nghiệm Đạn pháo hạm HPV (Hyper Velocity Projective). Video: Hải quân Mỹ.