Truyền thông phương Tây cảnh báo: NATO hãy cẩn thận với tổ hợp tên lửa Tor của Nga

VietTimes -- Chuyên gia quân sự độc lập Nga Viktor Murakhovsky gần đây đã rơi vào một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại khi tuyên bố, hệ thống phòng không Pantsir-S1 Nga có những hạn chế và thiếu sót lớn khi thực hiện nhiệm vụ phòng không bảo vệ căn cứ Khmeimim ở Syria.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Tor-M2U. Ảnh minh họa The National Interest
Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Tor-M2U. Ảnh minh họa The National Interest

Chuyên gia Murakhovsky tuyên bố, Pantsirs chỉ có hiệu quả tác chiến khoảng 19%. Trong khi đó hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Tor-M2U có hiệu quả tác chiến 80%.

Theo nhận định này, Tor có hiệu quả tác chiến vượt trội hơn hẳn Pantsir nổi tiếng. Mục đích yêu cầu chiến thuật của Tor? Tính năng kỹ chiến thuật của Tor? Vì sao chuyên gia quân sự Nga lại nhận định Tor – M2U lại vượt trội hơn Pantsir danh giá ở Syria?

Theo The National Interest, các quốc gia thù địch với Nga cần phải hết sức thận trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng Tor. Tác giả bài viết Charlie Gao cho biết, Tor được phát triển để thay thế tổ hợp tên lửa phòng không Osa, đảm bảo phòng không cấp sư đoàn chiến đấu. Tổ hợp tên lửa phòng không Tor có sứ mệnh phản ứng nhanh đối với các mối đe dọa bất ngờ, khó phát hiện như máy bay bay thấp theo địa hình phức tạp, các loại vũ khí tấn công chính xác và tên lửa hành trình.

Tổ hợp phòng không Tor hoàn toàn tự động trong điều khiển hỏa lực, dẫn bắn và phóng đạn. Tên lửa, radar tìm kiếm mục tiêu, radar dẫn bắn đều được lắp đặt trên một phương tiện mang – xe cơ giới bánh hơi hoặc bánh xích. Tổ hợp SAM Tor sử dụng các ống phóng thẳng đứng, có tất cả 8 ống phóng container mang tên lửa được bố trí trên một xe chiến đấu.

Hơn thế nữa, các tổ hợp phòng không này liên kết với nhau bằng hệ thống truyền thông đa phương tiện dạng mạng, kết hợp với các tổ hợp, hệ thống vũ khí khác, cho phép chỉ huy, điều hành tác chiến phòng không từ sở chỉ huy tiền phương cấp sư đoàn.

Khi được phóng khỏi ống phóng container, tên lửa bay lên độ cao 20 m và xoay nghiêng về hướng mục tiêu, khi đó động cơ phản lực hành trình nhiên liệu rắn bắt đầu khởi động và đẩy tên lửa về hướng mục tiêu. Tính năng kỹ chiến thuật ưu việt này cho phép tổ hợp tên lửa Tor khóa mục tiêu và phóng đạn tiêu diệt chỉ trong 10 giây khi đang cơ động, 8 giây khi đang trong trạng thái dừng tại chỗ, The National Interest cho biết.

"Tor-М1"có hai kênh dẫn đạn, có thể tiêu diệt nhiều chủng loại mục tiêu, bao gồm cả bom lượn dẫn đường và chỉ thị mục tiêu laser. Tor – M1 được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa. Hệ thống "Тor-М2" còn là vũ khí phòng không hiện đại hơn, có thể bắn tiêu diệt khoảng 4 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không tầm gần trên bán kính 15 km (9,3 dặm).

Theo The National Interest, phương thức phóng thẳng đứng là ưu thế vượt trội do có khả năng cùng lúc tiêu diệt nhiều mục tiêu từ các hướng, do giá phóng không phải quay về hướng mục tiêu để phóng đạn.

Charlie Gao, nhấn mạnh rằng Tor của quân đội Nga, được lắp đặt trên khung gầm khác nhau, trong đó có cả khung gầm thiết kế cho điều kiện hoạt động trên vùng Bắc Cực và xuất khẩu. Hệ thống tên lửa phòng không Tor, được sử dụng phối kết hợp với tổ hợp pháo, tên lửa phòng không tự hành Pantsir – 1S của Nga được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay UAV siêu nhỏ, tên lửa tự chế Grad và các loại đạn súng cối khác nhau.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor – M2U thực hành phóng đạn diệt mục tiêu. Video Rusian Insider