Quân đội Syria tập trung những vũ khí hủy diệt lớn nhất về Al-Safa

VietTimes -- Từ ngày 09.11.2018, quân đội Syria cơ động tổ hợp pháo phản lực hạng nặng, còn gọi là tên lửa mặt đất Golan - 1000 mới phát triển đến hẻm núi lửa Al-Safa thuộc hoang mạc Al-Sweida. Tổ hợp tên lửa mặt đất này là sự kết hợp giữa sư đoàn cơ giới số 4 và công nghiệp quốc phòng mới của Syria.
Hệ thống tên lửa mặt đất Golan - 1000 trên chiến trường Al-Safa. Sweida. Ảnh minh họa Rusian Gazeta
Hệ thống tên lửa mặt đất Golan - 1000 trên chiến trường Al-Safa. Sweida. Ảnh minh họa Rusian Gazeta

Sư đoàn cơ giới số 4 sử dụng tổ hợp pháo phản lực Golan-1000 ngay lập tức sau hoàn thành thiết kế và chế tạo. Tên lửa thực tế là đạn pháo phản lực hạng nặng, một phiên bản mới của của đạn tên lửa tự chế, vốn rất nổi tiếng ở Trung Đông như tên lửa ống nước, đạn cối bình gas. Với lượng nổ cực lớn, quân đội Syria thường sử dụng để phá hủy hầm hào, công sự phòng ngự vững chắc của các lực lượng Hồi giáo cực đoan trong chiến tranh đường phố trên vùng nông thôn miền nam Syria như vùng ngoại ô Đông Ghouta, Damascus.

Tên lửa Golan-1000 được đưa đến Al-Safa nhằm san phẳng các khu vực phòng ngự vững chắc của IS trên chiến trường hoang mạc nham thạch Al-Safa. Do sức công phá của đầu đạn quá lớn, quân đội Syria đã phá hủy một số hầm, hang động, hào vững chắc của IS, được tạo lên từ các nham thạch tự nhiên và cải tạo lại, mở đường cho các lực lượng bộ binh giải phóng trên chiều sâu hai km chiến trường hoang mạc.

Một quả đạn tên lửa Golan-1000 có khối lượng khoảng 500 kg và đường kính đến 500 mm. Do sử dụng liều phóng thông thường, không phải là động cơ phản lực nên tầm bắn của đạn chỉ nằm trong khoảng 3 km và đây cũng là hiệu quả tác chiến chiến thuật chính của Golan - 1000.

Theo bình luận viên quân sự Yury Lyamin, Bộ tư lệnh quân đội Syria tập trung vào khu vực chiến trường khó khăn Al-Safa một cụm hỏa lực mạnh nhất từ trước tới nay . Ngoài Golan-1000, Golan-250 và Golan-300 là những pháo phản lực do Syria sản xuất, bộ tư lệnh quân đội Syria còn điều động hệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A "Solntsepek", thuộc biên chế của sư đoàn Tiger đến tham chiến ở Al-Safa.

Cao điểm núi lửa Al-Safa không chỉ là mục tiêu mà còn là biểu tượng vững chắc của IS trong toàn bộ khu vực Trung Đông, căn cứ địa mà quân đội Syria phải san phẳng để chấm hết huyền thoại thánh chiến của khủng bố ở quốc gia này.

Hệ thống tên lửa mặt đất Golan - 1000 trên chiến trường Al-Safa. Sweida. Ảnh Rusian Gazeta
 Hệ thống tên lửa mặt đất Golan - 1000 trên chiến trường Al-Safa. Sweida. Ảnh Rusian Gazeta
Quân đội Syria cơ động điều chuyển Golan-1000 tham chiến trên chiến trường Al-Safa. Sweida