13 sự thật trên Trái Đất không phải ai cũng biết

VietTimes – Hành tinh của chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá hết. Sau đây là những sự thật ít ai biết về Trái Đất mà sách giáo khoa hiếm khi đề cập đến.

13. Everest không phải là ngọn núi cao nhất thế giới

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Theo các tài liệu nghiên cứu, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới, với chiều cao 8.848 mét so với mực nước biển. Nhưng nếu tính từ đáy đại dương, đỉnh cao nhất của thế giới thực sự là Mauna Kea ở Hawaii. Núi này cao 4.207 mét so với mực nước biển, nhưng nếu tính từ chân núi dưới đáy biển, đỉnh này cao đến 10.203 mét.

12. Hồ phun trào

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Trên thế giới, có những hồ nước nguy hiểm không chỉ vì độ sâu, mà có những hồ nước chứa khí độc nguy hiểm đến con người và các sinh vật sống. Hồ Nyos ở tây bắc Cameroon là một hồ như vậy. Vào ngày 21 tháng 8 năm 1986, có một thảm họa lớn đã xảy ra. Vụ phun trào limnic tại hồ Nyos đã giải phóng khoảng 100.000 đến 300.000 tấn carbon dioxide (CO2), giết chết 1.746 người và 3.500 gia súc.

11. “Bài ca của cát”

"Bài ca của những cồn cát". Nguồn: BrightSide

Hiện tượng này xảy ra do sự ma sát của các hạt cát trong sa mạc. Khối lượng cát di chuyển càng lớn, âm thanh sẽ càng to. Các âm thanh tạo ra được mô tả như tiếng "gầm" hoặc "bùng nổ". Đây là hiện tượng âm thanh tự nhiên với cường độ lên tới 105 dB, kéo dài tới vài phút, xảy ra ở khoảng 35 địa điểm sa mạc trên khắp thế giới.

10. Sinh vật không xác định dưới đại dương

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Trong thực tế, rất ít người biết và tìm hiểu về những loài sinh vật sống sâu trong lòng đại dương. Khám phá đại dương cũng khó khăn như tìm hiểu về các thiên hà xa xôi. Ngày nay, chúng ta mới nghiên cứu được khoảng 5% đại dương và các nhà khoa học tiếp tục tìm ra các loài mới. Các sinh vật bạn nhìn thấy trong bức ảnh trên đã được tìm thấy vào tháng 6 năm 2017 tại một địa điểm gần Úc.

9. Nam Cực là nơi khô hạn nhất hành tinh

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng nơi khô nhất trên hành tinh của chúng ta là một sa mạc siêu nóng. Thực chất nơi khô hạn nhất Trái Đất là thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực. Ở một số nơi trong thung lũng, không có mưa trong hơn 2 triệu năm.

Theo một thử nghiệm của NASA với đầu dò không gian, điều kiện tự nhiên tại thung lũng này rất giống với sao Hỏa. Với diện tích bề mặt khoảng 4.800 km2, dãy thung lũng McMurdo chiếm khoảng 0,03% bề mặt lục địa và là khu vực không có băng lớn nhất ở Nam Cực.

8. Trái Đất trong quá khứ có màu tím

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Một số nhà khoa học tin rằng trong quá khứ, thực vật đã từng có một sắc tố hoàn toàn khác. Sắc tố này khiến thảm thực vật cổ đại có màu tím thay vì màu xanh như ngày nay. Lý do vì thời cổ đại, các loài thực vật sử dụng chất retinal để hấp thụ ánh sáng, sau đó phản xạ lại sắc đỏ và xanh dương, khiến chúng có màu tím.

7. Rừng cây cong

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Khu rừng này nằm ở phía tây Ba Lan, cách không xa Gryfino. Những cây mọc ở đó với hình thù vặn vẹo kì lạ không thể lý giải được. Có một số giả thuyết được đưa ra: cây cối có thể bị gió bão thổi hoặc có lẽ con người cố tình tác động vào cây khi trồng.

6. Mắt Châu Phi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Cấu trúc Richat, hay còn gọi là “Mắt Châu Phi” là một kết cấu địa chất hình elip xói mòn với đường kính hơn 40 km. Địa điểm này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài không gian.

Rất nhiều giả thuyết được ra đề sự hình thành của cấu trúc này. Theo một số nhà khoa học, Richat có thể là kết quả của trầm tích núi lửa phun trào hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước.

5. Đá tự di chuyển

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide 

Trong Thung lũng Chết, California, Mỹ, có một hiện tượng gọi là “đá biết đi”. Trên mặt hồ khô, những hòn đá (có thể lên tới 320kg) có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài.

Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu của NASA đã chỉ ra rằng, vào mùa đông, nước bị đóng băng trên mặt đất sẽ tan ra. Lớp băng mỏng và sức gió là yếu tố giúp hòn đá tự trượt trên nền đất mềm, đồng thời tạo thành vệt đường dài phía sau.

4. Dải lỗ lạ kì

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide 

Đây là một dải gồm 5.000 – 6.000 lỗ hổng đường kính khoảng 1 mét được tìm thấy trong thung lũng Pisco trên Cao nguyên Nazca ở Peru.

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy dải lỗ hổng này trên Google Maps tại khu vực phía bắc đến phía nam của Peru. Các nhà khảo cổ tin rằng các lỗ đã được sử dụng để lưu trữ thực phẩm của người Inca cổ đại.

3. Những người cách biệt với thế giới

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Có một số bộ lạc ở các vùng khác nhau trên Trái Đất sống tách biệt với nền văn minh nhân loại, hầu như không có tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chúng ta không có nhiều thông tin và rất khó tiếp cận để nghiên cứu họ. Một số bộ tộc còn thù địch với người bên ngoài và gần như không thể liên lạc với họ.

2. Thác Máu ở Nam Cực

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Ở Nam Cực, có một thác nước lạ. Không đơn thuần một thác nước thông thường, nước của thác “đẫm máu” và mặn. Hàm lượng sắt lớn khiến nước có màu đỏ.

Nguồn gốc của thác nước này là một hồ muối cổ được bao phủ bởi một lớp băng dày gần 400 mét. Các nhà khoa học nhận thấy rằng hồ là nơi sinh sống của các vi sinh vật tổng hợp năng lượng không cần ánh sáng mặt trời.

1. Hệ thống cấp nước lâu đời nhất

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Những lỗ này được gọi là Qanat - một hệ thống cấp nước của Ba Tư cổ đại, bắt nguồn từ một con kênh ngầm. Người cổ đại lấy nước này để ăn uống và phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Ít ai biết rằng cách này đã được thực hiện cách đây khoảng 3.000 năm trước!

Theo Bright Side