Nga cấp miễn phí S-300 cho Syria, Mỹ nguy cơ rơi vào Điện Biên Phủ trên không

VietTimes -- TASS dẫn nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết, Nga đã chuyển giao 3 tiểu đoàn tên lửa S-300PMU-2, có 24 xe phóng tên lửa cho quân đội Syria. Đây là những trang thiết bị đang trong tình trạng kỹ thuật rất tốt và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, được quân đội Nga chuyển giao theo phương thức viện trợ.
Hệ thống S-300 của Nga, được cho là triển khai ở Syria. Ảnh minh họa của South Front
Hệ thống S-300 của Nga, được cho là triển khai ở Syria. Ảnh minh họa của South Front

TASS cho biết: “Ngày 01.10.2018, máy bay siêu trọng AN – 124 Ruslan của Nga đã chuyển vũ khí trang bị của 3 tiểu đoàn phòng không S-300PMU -2 , mỗi tiểu đoàn có 8 xe phóng đến Syria,” “Các bộ khí tài này trước đây được được biên chế cho một trong các trung đoàn phòng không không quân vũ trụ Nga, trung đoàn đó được chuyển loại sang hệ thống phòng không mới Triumf S-400. 

Riêng hệ thống S-300 trước khi được bàn giao đã trải qua nâng cấp sửa chữa lớn trong các nhà máy quốc phòng Nga, đang trong tình trạng kỹ thuật hoàn hảo và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu”.

Quân đội Syria cũng nhận được hơn 300 tên lửa phòng không các loại cho S-300PMU-2. Một số nguồn tin như Press TV cho biết, hệ thống được chuyển giao theo cơ chế viện trợ miễn phí.

Nga quyết định cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Syria sau thảm họa IL-20 tháng 09.2018. Moscow khẳng định chiếc trinh sát điện tử bị S-200 của Syria bắn rơi vì những hành động vô trách nhiệm và “thù địch” của không quân Israel, đang thực hiện cuộc không kích vào tỉnh Lattakia, Syria.

Tình huống phòng không Syria được trang bị thêm S-300 của Nga khiến các phương tiện truyền thông dấy lên làn sóng bình luận và tranh cãi, cho rằng Mỹ sẽ tăng cường các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 nhằm tiêu diệt hệ thống phòng không S-300. Hơn thế nữa Washington tuyên bố cung cấp cho Israel thêm nhiều máy bay tàng hình F-35 siêu đắt đỏ hơn nữa. Nhưng những máy bay tàng hình thế hệ 5 này có thể chọc thủng hệ thống phòng không nhất thể hóa Nga – Syria hay không hoàn toàn là một câu hỏi không có câu trả lời ngoài thực tế chiến đấu.

Trang The Drive cho rằng, việc Nga chuyển giao S-300 là “thông điệp rõ ràng” về sự quyết liệt ủng hộ của Nga, cho rằng Lầu Năm Góc có thể sử dụng ưu thế trên không trong sự liên kết phối hợp giữa F-22 và F-16CJ Vipers nhằm phá hủy hệ thống phòng không Syria. Chiến thuật này đã từng được sử dụng khi bắt đầu chiến dịch liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tiến hành các cuộc không kích chống IS ở Syria và Iraq vào năm 2014.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, các bình luận viên quân sự Nga cho rằng có nhiều dự đoán rằng không quân Mỹ không muốn sử dụng cơ hội này để để thử nghiệm năng lực tác chiến của S-300 bằng việc sử dụng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22, được phát triển công nghệ tàng hình đặc biệt nhằm đột nhập ngăn chặn và phá hủy hệ thống phòng không công nghệ cao. Nhưng Mỹ sẽ không làm như vậy khi có những lựa chọn khác, không phải đối mặt trực tiếp với hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, Sergei Sudakov, giáo sư Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.

“Chiến thuật sử dụng F-22 Raptors chống lại các hệ thống phòng không dạng mạng của Mỹ như sau: Một hoặc vài chiếc F-22 xâm nhập vào vùng sóng trinh sát của radar hệ thống tên lửa phòng không đối phương, bật hệ thống chế áp điện tử và gây nhiễu radar trinh sát, giám sát và dẫn bắn của đối phương. Đồng thời, các máy bay thực hiện các không kích nhằm vào radar, hệ thống phóng và sở chỉ huy”.

 “Ngay sau đòn đột kích đầu tiên, đợt tấn công thứ 2 của máy bay tiêm kích mang bom không kích triệt tiêu các mục tiêu then chốt của đối phương, trong đó có cả hệ thống phòng không như S-300, Buk – M2 và Pantsir-S1. Bị tê liệt bởi cuộc không kích bởi máy bay tàng hình, phòng không không còn khả năng kháng cự. Nhưng các hoạt động như vậy dường như chỉ là những tình huống chiến thắng trên bản đồ”, Sudakov nhấn mạnh.

Cuộc chiến tranh đường không ở Việt Nam cho thấy, ngay cả khi các máy bay ném bom chiến lược B-52 nấp sau những màn nhiễu dày đặc, phòng không Việt Nam vẫn có khả năng vạch nhiễu tìm thù, bắn rơi hàng loạt pháo đài bay chiến lược. Điều đó cho thấy sự bất khả thi của chiến thuật sử dụng sự phối kết hợp giữa F-22 và F-16 và hậu quả rất khó tưởng tượng. Nó tương tự như tuyên bố sẽ biến Hà Nội thành thời đồ đá và kết quả thê thảm của Linebacker khi chiến đấu bằng giấy tờ.

Theo các chuyên gia, ngay cả khi radar mặt đất không phát hiện được F-22, chiếc tàng hình lộ bí mật ngay khi bật hệ thống chế áp điện tử trên máy bay. Khi đã phát hiện ra vị trí của máy bay, các hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến có thể nhanh chóng xác định nguồn bức xạ điện từ, tọa độ máy bay và tập trung hỏa lực phòng không tiêu diệt.

Điều duy nhất mà một phi công Raptor có thể làm nhằm bảo vệ sự an toàn là không bay vào khu vực phòng không của đối phương, sử dụng phương tiện trinh sát và chế áp điện tử để chỉ thị mục tiêu, sử dụng những phương tiện hỏa lực khác tiêu diệt hệ thống S-300 (bom bay, tên lửa chống radar và cả tên lửa đạn đạo tầm xa).

 Nhưng những trường hợp này, hệ thống phòng không S-300 là  hệ thống di động, có thể nhanh chóng di chuyển và triển khai ở một vị trí mới. Hơn thế nữa, S-300 lại hoạt động trong một hệ thống nhất thể hóa của S-400 Nga – Syria và nhận được cả thông tin từ các máy bay trinh sát cảnh báo sớm. Điều đó có nghĩa là, chiếc tiêm kích tàng hinh F-22 rất khó có khả năng sống sót trong lưới lửa phòng không Syria. Ngược trở lại, S-300 lại có khả năng phục kích, đón lõng các máy bay tàng hình, chỉ bật radar dẫn bắn trong tình huống có thể tiêu diệt địch và đó chính là ưu thế của hệ thống.

"Độ phản xạ hiệu dụng của F-22 là một thực tế nhưng cũng là một nhược điểm", nhà báo quân sự Mikhail Khodaryonok, một cựu chiến binh đã từng phục vụ 29 năm trong lực lượng phòng không Liên Xô và Nga cho biết.

“Những tuyên bố cho rằng chiếc Raptor là vô hình đối với hệ thống radar của S-300 là một cường điệu lớn của truyền thông phương Tây. Trong tần số băng S, hầu như không phát hiện được F-22, nhưng không loại trừ khả năng phóng tên lửa vào đối tượng, sử dụng tọa độ của các phương tiện trinh sát khác (đã từng có tình huống bắn dựng màn đạn của Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II mà hiệu quả của giải pháp này chưa rõ ràng). Trên tần số băng tần VHF, ví dụ, có thể phát hiện rất tốt Raptor,”đại tá phòng không nghỉ hưu nhấn mạnh.

Lầu Năm Góc đang nỗ lực cáo buộc Nga bảo vệ các hành động của Iran, Syria bằng việc chuyển giao cho Syria S-300 và đe dọa sẽ hủy diệt hệ thống này. 
Theo Khodaryonok, các phương tiện truyền thông của Mỹ nói về việc đưa ra các S-300 chỉ là "những tuyên bố cơ bắp vô nghĩa" vào thời điểm này.

“Ngay bây giờ, cuộc chiến tranh ngôn ngữ đang diễn ra. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng cả Israel lẫn Mỹ không tấn công S-300 trong khi các chuyên gia Nga đang làm nhiệm vụ,” tham gia huấn luyện lực lượng Syria. "Tuy nhiên, rất có thể kẻ thù sẽ cố gắng tiêu diệt S-300 khi được giao cho quân đội Syria", sĩ quan phòng không đã nghỉ hưu thừa nhận.

Đại tá nghỉ hưu Khodaryonok cho biết, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không Syria vẫn chưa đáp ứng đầy đủ để hình thành một hệ thống phòng không mạnh trên toàn bộ đất nước như đã từng có ở Việt Nam, mặc dù xuất phát điểm của lực lượng phòng không Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần.

Hệ thống phòng không Syria với tổ hợp tên lửa phòng không S-300 chỉ đang giữ được sức mạnh đe dọa đối phương, dựa hoàn toàn vào hệ thống phòng không Nga đang hoạt động tại căn cứ không quân Hmeymim. Hiện Nga phải đối mặt với những rủi ro về uy tín như một nước xuất khẩu vũ khí nếu các cường quốc phương Tây hoặc Israel tấn công và đánh bại hệ thống phòng không S-300 mới của Syria.

Nhưng tình huống S-300 Syria hoàn toàn khác với tình huống S-75 Dvina ở chiến trường Việt Nam. Tại Việt Nam, Liên Xô chỉ có thể hy vọng vào lực lượng phòng không địa phương và các cố vấn quân sự, đến tận các xe chỉ huy tên lửa.

Nhưng ở Syria, bộ Quốc phòng Nga, nhằm loại trừ khả năng chiến đấu non kém của quân đội Syria, cung cấp cho Damascus hệ thống nhận dạng địch/ta và hệ thống điều hành tác chiến tự động kết nối với trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến độc đáo của Nga.

Nga cũng đã triển khai hệ thống các bộ khí tài tác chiến điện tử, chế áp tín hiệu định vị vệ tinh, hệ thống radar phương tiện bay trên không, những hệ thống thông tin liên lạc của bất kỳ vật thể bay nào tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Syria.

Theo Sergei Sudakov, chiến trường Syria trở thành "một cuộc chiến tranh ngôn ngữ, đe dọa và đe dọa khủng khiếp", tất cả đều nhằm mục đích che giấu "mong muốn của Washington duy trì ưu thế của mình với Nga trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và bán thêm máy bay đắt giá cho các nước đồng minh”.

“Ở Mỹ, các cơ quan hành chính đương nhiệm muốn chứng minh sự quyết liệt và năng lực của họ với cử tri Mỹ. Nhưng hành động sẽ không vượt quá lời tuyên bố. Nếu người Mỹ tiến hành một cuộc tấn công thực tế tương tự như chiến trường Việt Nam, thì chỉ một chiếc Raptor bị bắn hạ, điều này quá dễ dàng do Nga có quá nhiều các phương tiện tác chiến, có khả năng bắn hạ F-22 nhưng lại đổ cho S-300 của Syria, gây chấn động Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, uy tín Mỹ dày công xây dựng lên sẽ sụp đổ như lâu đài trên cát”.

Bình luận của South Front về chuyển giao S-300 sau sự cố IL-20 của Nga