J-15 nhái động cơ khiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay

VietTimes -- Trước đây, thay vì mua máy bay Su-33 của Nga, Trung Quốc đã mua lại một nguyên mẫu từ Ukraine sau đó sản xuất chiếc J-15 của mình theo nguyên mẫu này. Nhưng Trung Quốc đã gặp vấn đề khi máy bay J-15 quá nặng và không hiểu biết hoàn toàn về những hạn chế của khung máy bay. Điều này đã khiến cho các tàu sân bay Trung Quốc không có đủ máy bay để hoàn thiện phi đoàn, theo RI.

Tàu sân bay sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc mã định danh Type 001A sẽ cùng tham gia phục vụ với tàu Liêu Ninh trong vài tháng tới. Nhưng hải quân Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề khá rắc rối là không đủ máy bay chiến đấu để trang bị cho cả 2 tàu sẩn bay của mình.

Tàu Liêu Ninh có thể mang theo 40 máy bay nhưng hoạt động của nó dựa vào Hệ thống Phóng cất cánh cự ly ngắn và cáp hãm đà thay vì súng phóng Catapult khiến cho đối tượng tốt nhất để tàu sân bay này phục vụ là những máy bay có cánh quạt hay trực thăng. Hiện tại, tàu này chỉ chuyên chở 15 chiếc máy bay chiến đấu J-15. Trong khi đó, tàu sân bay Type 001A đang ở trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 trên biển, sẽ tham gia hoạt động vào những tháng sắp tới lại không có máy bay J-15 để hoàn thiện phi đoàn: theo nhật báo của quân đội Trung Quốc thì hiện chỉ có 40 máy bay loại này.

Máy bay J-15 do Trung Quốc "nhái lại" Su-33.
 Máy bay J-15 do Trung Quốc "nhái lại" Su-33.

Sự yêu thích dành cho máy bay thế hệ thứ 4 J-15 được thể hiện một cách hiếm hoi tại Trung Quốc. Tờ Asian Times còn lưu ý truyền thông Trung Quốc thường chê bai loại máy bay này bằng rất nhiều cách khác nhau bao gồm cả gọi nó là "con cá lật" (J-15 vốn được ví với cá mập bay) vì không có năng lực hoạt động hiệu quả trên các tàu sân bay Trung Quốc - phóng các máy bay có cánh cố định theo hướng dốc nghiêng về phía mũi tàu.

Động cơ và trọng lượng của J-15 gây hạn chế rất lớn khả năng hoạt động hiệu quả của những máy bay này: với trọng lượng 17,5 tấn (tải trọng rỗng), nó nặng nhất trong các máy bay được trang bị cho tàu sân bay. Máy bay F-18 của hải quân Mỹ chỉ nặng 14,5 tấn.

Tiếp theo, hải quân Trung Quốc có vẻ như sẽ triển khai hệ thống phóng Catapult lên tàu sân bay tương lai. Những bức ảnh được tiết lộ cho thấy thiết kế như vậy đã được xây dựng. Tàu sân bay của hải quân Mỹ sử dụng hệ thống phóng Catapult đã nhiều thập kỷ cùng với tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle. Súng phóng Catapult cho phép máy bay cất cánh nhanh với động cơ hoạt động hết công suất cho phép nó đạt được một tốc độ cất cánh tốt hơn và chuyên chở được nhiều vũ khí cùng nhiên liệu hơn.

Hệ thống phóng Catapult trên tàu sân bay Mỹ.

Vào đầu tháng 7, trang Sputnik thông tin quân đội Trung Quốc đang tìm cách thay thế J-15, vốn có nhiều vấn đề lớn với hệ thống điều khiển bay cùng nhiều lần bị rơi trong những năm qua. Một vài nguồn tin cho biết máy bay mới dùng để thay thế có thể dựa trên phiên bản cơ sở là JC-31 Gyrfalcon - một máy bay thử nghiệm đã được tập đoàn máy bay Shenyang chế tạo. Trả lời phỏng vấn của South China Morning Post, thượng tướng Trương Hồng Hạ phó tư lệnh không quân Trung Quốc nói rằng "phiên bản máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay để thay thế cho J-15" đang được phát triển.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cũng nói về viễn cảnh của việc thay thế những chiếc J-15. Ông cho biết những chiếc máy bay này sẽ không kết thúc hoạt động sớm, với những nâng cấp thường lệ J-15 sẽ tiếp tục là máy bay trụ cột của lực lượng hải quân Trung Quốc trong những năm tới: "Tôi không nghĩ những chiếc J-31 sẽ sẵn sàng chiến đấu trước khoảng giữa những năm 2020. Cho tới khi đó, hoj sẽ vẫn phải sử dụng J-15".

Máy bay chiến đấu Su-33 của Nga.
 Máy bay chiến đấu Su-33 của Nga.

Ông Kashin cũng cho biết thêm: "Những năm trước, Trung Quốc đã quyết định tiết kiệm chi phí và thay vì mua loạt máy bay Su-33 từ Nga với việc cấp phép sản xuất tại Trung Quốc thì họ đã một nguyên mẫu của Su-33 từ Ukraine - chiếc T-10K-3. Máy bay Su-33 là phiên bản chỉnh sửa của Su-27 Flanker cũ hơn để sử dụng trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga - một tàu "anh chị" của Liêu Ninh với cùng kiểu dốc mũi phóng.

"Khi có được chiếc máy bay giờ đã không còn phù hợp để bay nữa, họ đã phát triển một phiên bản copy cải tiến", ông Kashin nói. J-15 được ra đời với động cơ copy lại theo nguyên mẫu mà trang Task & Purpose lưu ý rằng điều này đã mang tới rất nhiều vấn đề trong tiến trình chế tạo, bao gồm cả việc không hiểu rõ hoàn toàn năng lực và hạn chế của phần khung máy bay. Chiếc J-15 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012.

Ông Kashin chỉ ra: "Kết quả là, việc phát triển J-15 tốn nhiều thời gian và tiền của hơn mong đợi. Đợt máy bay đầu tiên đã tỏ ra không đáng tin cậy... Bằng cách dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn, người Trung Quốc có vẻ sẽ giải quyết được những vấn đề họ đang gặp trong hiện tại và có máy bay trang bị cho tàu sân bay mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn".