Nga "ướm thử" dàn siêu vũ khí khiến Mỹ-NATO thất kinh

VietTimes -- Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng Nga đã công khai đoạn phim về loại tên lửa hành trình mới chạy bằng động cơ đẩy sử dụng năng lượng nguyên tử đang nằm trong dây chuyền lắp ráp. Nga tuyên bố loại tên lửa này có "tầm bắn không hạn chế cũng như khả năng chuyển động không giới hạn", theo Zero Hedge.

Ngày 19.7, ông Putin cảnh báo rằng bất cứ nước nào tìm cách để đưa Ukraine hay Georgia vào phạm vi ảnh hưởng của NATO "nên suy nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra của chính sách vô trách nhiệm này" bởi Nga sẽ "đáp trả với mọi bước đi gây hấn trực tiếp đe dọa tới Nga". Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên công khai một video cho thấy dây chuyền lắp rắp cuối cùng của loại tên lửa hành trình mới chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik.

Đoạn video được sản xuất chuyên nghiệp là một trong serie video được đưa lên mạng xã hội mà Bộ Quốc phòng Nga nói rằng nó là hình ảnh những vũ khí hiện đại được tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiết lộ vào tháng 3/2018.

Tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng nguyên tử Burevestnik ra khỏi dây chuyền lắp ráp.
Tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng nguyên tử Burevestnik ra khỏi dây chuyền lắp ráp.

Đoạn video cho thấy những thử nghiệm mới và các khu vực phát triển, cũng như cung cấp quá trình phát triển mà các quan chức quân đội Mỹ đã thừa nhận rằng đó là một hệ thống vũ khi tinh vi có khả năng dễ dàng tiếp cận khu vực Bắc Mỹ.

Blog quốc phòng của tạp chí quân sự online đã lưu ý "tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới của Nga có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ" và nhấn mạnh niềm kiêu hãnh của Bộ Quốc phòng Nga rằng những tên lửa này có "tầm bắn không hạn chế cũng như khả năng chuyển động không giới hạn" đang được sắp xếp cho những đợt phóng thử nghiệm.

Blog này cũng xác nhận tầm bắn xa của loại tên lửa mới được tiết lộ cùng khả năng mang đầu đạn hạt nhân của chúng:

Mục tiêu chính của loại tên lửa hành trình mới này là để tiêu diệt các căn cứ hoạt động của kẻ thù và phá hủy các hệ thống phòng thủ đánh chặn hay nhóm tàu với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis.

Tên lửa có tầm hoạt động liên lục địa hơn 10.000km (có thể gần 20.000) và có thể được trang bị một đầu đạn hạt nhân.

Vào tháng 3, sau khi tên lửa hành trình mới chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga lần đầu được giới thiệu công khai, Tư lệnh của Bộ chỉ huy phía bắc và Bộ chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) - tướng Lori Robinson đã bày tỏ mối "e ngại" đang tăng cao trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Bà nói: "Nga đã ưu tiên cho việc phát triển những tên lửa hành trình hiện đại có khả năng nhắm vào các mục tiêu tại Bắc Mỹ với sự nguy hiểm từ khoảng cách chưa từng có trước đây. Những hệ thống vũ khí này cho thấy một mối đe dọa đang tăng cao với Bắc Mỹ bởi tầm bắn xa, khả năng vượt qua radar tầm thấp, hạn chế sự xác định và cảnh báo cần thiết trước khi một vụ tấn công xảy ra".

Vị tướng này đã phát biểu sau đó thuyết phục đầu tư thêm vào những hệ thống cảm biến và phòng thủ tên lửa hiện đại để bảo vệ nội địa nước Mỹ: "Tôi có niềm tin vào những lớp thăm dò được cung cấp bởi các hệ thống phòng không xen kẽ của Mỹ. Tuy nhiên, tôi lo ngại về khả năng tiềm tàng của những tên lửa hành trình tiên tiến đó, chúng có thể phóng từ máy bay ném bom hay tàu ngầm với tầm xa hơn rất nhiều sao với những hệ thống vũ khí trước đây".

Lori Robinson nữ tư lệnh đầu tiên của quân đội Mỹ.
 Lori Robinson nữ tư lệnh đầu tiên của quân đội Mỹ.

Về phần mình đây là cách mà Nga trực tiếp tuyên bố về quan hệ Mỹ-Nga trong ngữ cảnh của những gì có thể coi là một "cuộc chạy đua vũ trang mới". Trả lời hãng thông tấn TASS vào ngày 19.7, thành viên của CLB Thảo luận Quốc tế Valdai ông Andrei Bystrisky cho biết sự phát triển những vũ khí mới tại Nga bằng cách này hay cách khác khiến sẽ tác động để Mỹ và Nga đối thoại về ổn định chiến lược.

"Mỹ sẽ phải cân nhắc về sự thật vừa mở ra về hệ thống vũ khí mới mà chúng tôi đã phát triển... Khi đàm phán Mỹ cần có trong suy nghĩ của mình là yếu tố này có hiện hữu". Ông Bystritsky không đưa ra câu trả lời trực tiếp cho TASS khi được hỏi về hướng đối thoại quan hệ Mỹ - Nga thế nào nhưng ông nói rằng: "Nếu những vũ khí này đi vào hoạt động, chúng sẽ thay đổi hình thái của những mối đe dọa và quyền lực quân sự về mặt tổng thể trên nền tảng những gì đang xảy ra trên thế giới trong phạm vi kiểm soát vũ khí".

Ông cũng đề cập tới những kho vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ là công cụ thiết yếu để ngăn chặn hạt nhân chống lại Mỹ: "Các vũ khí hạt nhân giúp cho những quyền lực lớn tồn tại mà không phải gây ra những cuộc chiến lớn cùng với mức độ bạo lực rất vừa phải... Rõ ràng vũ khí hạt nhân làm mọi người sợ nhưng chúng giúp thế giới tồn tại với lý trí và lẽ phải đồng thời phát triển rất nhiều công nghệ". Bystritsky nhấn mạnh: "Sự tồn tại của những yếu tố ngăn chặn như những hệ thống vũ khí mới này có thể sẽ là một yếu tố quyết định có tác dụng phát triển hòa bình và giúp thế giới ổn định".

Dưới đây là danh sách những phát triển gần đây trong hệ thống vũ khí phòng vệ tân tiến của Nga với những video mới nhất được đưa ra của Bộ Quốc phòng Nga  - những vũ khí mà Nga hy vọng sẽ thay đổi "hình thái của những mối đe dọa và quyền lực quân sự về mặt tổng thể":

Tên lửa siêu thanh Kinzhal

Máy bay chiến đấu MiG-31K và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 sẽ được sử dụng để phóng tên lửa siêu thanh. Tên lửa Kinzhal được phóng đi từ máy bay có vận tốc lên tới 10 lần tốc độ âm thanh (12.231km/h). Tên lửa có tầm hoạt động 1.995km phi được phóng ra và đã tạo nên những lo ngại lớn với các quan chức NATO.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat

Phải tới 2021, Sarmat mới có thể triển khai trên chiến trường nhưng hiện tại tên lửa đã có thể rời bệ phóng ngầm dưới đất thành công. Tiếp theo sẽ là những lần thử nghiệm bay.

Hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard

Tên lửa siêu thanh với tầm hoạt động liên lục địa với khả năng đạt tới vận tốc bằng 20 lần tốc độ âm thanh (24.140km/h) sẽ ra chiến trường trong tương lai gần. Đầu năm nay, hoạt động sản xuất đầu đạn cho tên lửa đã bắt đầu.

Thiết bị tàu ngầm không người lái Poseidon

Tiếp theo có thể là những thử nghiệm thiết bị tàu ngầm nguyên tử không người lái. Đoạn video cho thấy cơ sở chế tạo thiết bị được cho là Poseidon, có thể mang đầu đạn hạt nhân tới cảng của kẻ thù hay xóa sạch một cụm tàu sân bay.

Tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng nguyên tử Burevestnik

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng động cơ đẩy năng lượng nguyên tử cho tên lửa hành trình đã được thử nghiệm thành công. Tên lửa được thiết kế để có "tầm hoạt động không giới hạn và khả năng vận động không hạn chế" sẽ nhanh chóng được thử nghiệm trên thực địa trong tương lai gần.

Hệ thống tấn công laser

"Hệ thống tấn công laser" được thông báo từ hồi tháng 3 là vũ khí bí ẩn nhất. Rất ít thông tin về hệ thống này được cung cấp. Trong đoạn video, có một đơn vị quân đội tác chiến với rất nhiều hệ thống Peresvet cùng với xe hỗ trợ.

Quan sát vị trí hiện tại của Mỹ trong chu kỳ chiến tranh 53,5 năm, có vẻ như "những lợi tức hòa bình giữa thập niên 1990" đã chuyển thành một thế giới hỗn loạn với những cuộc chiến đan xen tại châu Âu và Trung Đông cùng với sự náo động mới trên Biển Đông hay gần eo biển Đài Loan. Đó là một trong những lý do khiến Nga tích cực hiện đại hóa quân đội của mình với những tên lửa siêu thanh, laser, tên lửa hành trình năng lượng nguyên tử bởi vì có thể chiến tranh sắp xảy ra.

Còn với Mỹ, chính quyền của tổng thống Trump cùng với Lầu Năm Góc cũng đang có những nỗ lực hiện đại hóa với mức chi 686 tỷ USD cho lĩnh vực quốc phòng trong năm tài khóa 2018.