“Hổ Syria” giáng đòn bao vây 1.500 phiến quân, Mỹ mưu chia cắt Syria

VietTimes -- Quân đội Syria tiếp tục mở rộng vùng an ninh quanh căn cứ sân bay Abu – Al – Duhur, giải phóng nhiều khu dân cư. Liên minh quân sự giữa phiến quân và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt tiến công từ nhiều phía vào Afrin. Mỹ nhân cơ hội này muốn các “đồng minh” ly khai, chia cắt lãnh thổ Syria.
Pháo phản lực Thổ Nhĩ Kỳ dội lửa vào người Kurd ở Afrin - Aleppo
Pháo phản lực Thổ Nhĩ Kỳ dội lửa vào người Kurd ở Afrin - Aleppo

Ngày 22.01.2018, South Front, dẫn nguồn tin Bộ quốc phòng Syria cho biết, quân đội Syria chủ lực là các đơn vị Vệ binh Cộng hòa, phối hợp với lực lượng quân tình nguyện giải phóng các làng Totah, Hjaila và Anij Bagra khỏi sự chiếm đóng của IS trên vùng nông thôn phía bắc Hama.

Quân đội Syria chủ công là Lực lượng Tiger, phối hợp với các đơn vị Vệ binh Cộng hòa, lực lượng vũ trang địa phương NDF tiến công vào các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, nguyên Jabhat al-Nusra, al-Qaeda Syria) trong khu vực Abu al-Duhur. Đồng thời đẩy lùi cuộc tấn công của HTS vào thị trấn. Thông tin từ phe đối lập cho rằng, các tay súng HTS đã tấn chiếm lại thị trấn và căn cứ không quân là tin giả mạo. Quân đội Syria tiếp tục giải phóng thêm các làng Jafr, Majas và Abu Murayr.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng vũ trang dưới quyền chỉ huy của thiếu  tướng Suheil al-Hassan bao vây khoảng 1.500 tay súng HTS trên vùng nông thôn miền đông Idlib. Quân đội Syria bắt đầu chiến dịch tiêu diệt các nhóm khủng bố này. Theo tuyên bố của Bộ quốc phòng Nga, các tay súng khủng bố có cả xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh và súng cối.

Nhưng Bộ quốc phòng Nga không nhắc đến sự hiện diện của IS trong khu vực và đang phát triển. Do đó không thể xác định chính xác con số lực lượng khủng bố ở đông bắc Hama, ngoài ra một số tay súng HTS cũng gia nhập IS.

Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng, quân đội Syria và các lực lượng quân tình nguyện tiêu diệt hơn 600 tay súng khủng bố phía đông tỉnh Idlib và phía nam Aleppo trong tháng 12.2017.

Ngày 22.01.2018, Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (TAF), liên kết với các nhóm Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Quân đội Syria tự do FSA được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bắt đầu tiến hành cuộc tấn công đánh vào các lực lượng dân quân người Kurd phía đông Afrin và chiếm núi Birsaya. Từ cao điểm này có thể quan sát và kiểm sát được thị trấn Sharanli cùng với vành đai phía đông bắc thành phố Afrin. Tối ngày 22.01.2018, lực lượng dân quân người Kurd  (YPG) tiến hành cuộc phản công, đẩy lùi lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm chiến binh FSA.

Ngày 23.01.2018, các đơn vị TAF và FSA tiếp tục tiến hành đợt tấn công tiếp theo trên núi Birsaya. Nếu liên minh Lá chắn Euphrates duy trì được quyền kiểm soát khu vực, các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tiến công về phía thị trấn Sharanli, kết nối địa bàn này với chiến tuyến của FSA và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở địa bàn Ash Shaykh Khurus. Trong khu vực Ash Shaykh Khurus, liên minh quân sự do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu giành được một số khu dân cư.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, cuộc tấn công vào Afrin có sự tham gia của 6.400 binh sĩ.

Trước diễn biến tình hình ở khu vực Afrin, theo phát biểu của ngoại trưởng Rex Tillerson ngày 22.01.2018, Mỹ muốn phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức một "vùng an ninh" phía tây bắc Syria,.

Theo một phóng viên đi cùng ngoại trưởng Mỹ đến Paris, ông Tillerson nói: "Chúng tôi đang thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ và một số lực lượng “nổi dậy” trong khu vực về vấn đề, làm thế nào để chúng ta có thể ổn định tình hình hiện nay, đồng thời đáp ứng các mối quan tâm chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề an ninh của quốc gia này".

Với tuyên bố này, rõ ràng Washington sẽ cố gắng sử dụng Chiến dịch “Nhành Olive” của Ankara để gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Có nghĩa là Mỹ muốn cùng với Thổ Nhĩ Kỳ cùng thương lượng về vấn đề người Kurd và các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Syria.

Đầu tháng 01.2018, Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc đưa vào thực tế ý tưởng "lực lượng biên phòng" do Mỹ đào tạo có quân số lên tới 30.000 người, có nguồn gốc từ Lực lượng Dân chủ Syria ( SDF) trên vùng nông thôn miền bắc Syria. Tuy nhiên, đơn vị này sẽ chịu quyền kiểm soát của bộ máy lãnh đạo lực lượng YPG. Nhưng cùng rất nhanh, Washington chỉ cần vài ngày để từ bỏ ý tưởng này công khai và bắt đầu giải quyết cái gọi là "mối quan tâm an ninh chính đáng" của Ankara.

Mâu thuẫn giữa các bên trong cuộc chiến giành giật lợi ích của các tổ chức Hồi giáo “nổi dậy” mà Washington gọi đó là đồng minh trong cuộc chiến tranh. Mỹ không đặt mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt IS mà quan tâm đến lực lượng “nổi dậy” mà Mỹ có quyền kiểm soát: Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) chủ lực là các đơn vị dân quân người Kurd.

Lực lượng quân sự này đang nỗ lực xây dựng nền móng tư tưởng cho việc thành lập nhà nước ly khai người Kurd được Mỹ ủng hộ trên chính trường Syria. Từ phía bên kia biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ nuốn sử dụng con bài (FSA) chống khủng bố (SDF/YPG/YPJ/PKK), coi đây là mối đe dọa đến an ninh quốc gia để hình thành một vùng ly khai cho FSA trên khu vực biên giới.

Washington muốn nhân cơ hội này đua quân đội Mỹ vào Afrin để vãn hồi hòa bình, hình thành vùng đệm giữa YPG và liên minh Lá chắn Euphrates. Sử dụng cơ hội này, Mỹ có thể sẽ bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một vùng lãnh thổ làm khu vực hoạt động của FSA, đồng thời khiến người Kurd mất một vùng kiểm soát ở Aleppo.

Tổng quan tình hình chiến sự Syria tính đến ngày 23.01.2018 theo South Front
NT