Đầm lầy than bùn là “kẻ phá hoại” hay cứu nguy thế giới khỏi sự nóng lên của khí hậu?

VietTimes – Trái với các quan điểm trước đây cho rằng đầm lầy than bùn góp phần thúc đẩy tình trạng nóng lên toàn cầu, một nhóm nhà khoa học đã khẳng định điều ngược lại. 
Đầm lầy Vasyugan. Ảnh: Internet
Đầm lầy Vasyugan. Ảnh: Internet

Thông tin từ Tờ tạp chí Thế giới số, các nhà khoa học Nga, Đức và Pháp đã nghiên cứu cảnh quan vùng đất ngập nước trên Trái đất, cho thấy vai trò to lớn của các mỏ than bùn trong việc hấp thụ thụ carbon (một trong những thành phần chính của khí nhà kính) và làm mát hành tinh.

Các nhà khoa học cho rằng các đầm lầy than bùn giúp giảm tác động của sự nóng lên của khí hậu, giảm rủi ro lũ lụt, lưu trữ và làm sạch nước ngọt.

Theo ông Serge Kirpotin - Giám đốc Trung tâm Sinh học TSU, cho biết ở một số nước EU nhiều đầm lầy gần như biến mất. Ông cho rằng nhiều người châu Âu không phải ai cũng hiểu được vùng đất than bùn quan trọng như thế nào.

Mới đây, các nhà khoa học Đức, Nga và Vùng Tomsk đã nghiên cứu đầm lầy than bùn Vasyugan của Siberia, đây được xem là "tủ lạnh" của hành tinh. Nó giúp giảm tác động của sự nóng lên của khí hậu, giảm rủi ro lũ lụt, lưu trữ và làm sạch nước ngọt. Các hệ sinh thái đầm lầy than bùn cung cấp cho nhân loại cần được bảo vệ.

Một trong những đầm lầy than bùn trên thế giới bị khô hạn. Ảnh: Internet
Một trong những đầm lầy than bùn trên thế giới bị khô hạn. Ảnh: Internet

Trong khi đó, nhiều thế kỷ qua, các đầm lầy than bùn bị cho là vùng đất địa chất bất tiện, vô giá trị, gây tử vong cho con người. Thông tin từ tờ Thông tấn xã Việt Nam, các nhà khoa học cho rằng những đầm than bùn cũng là nơi lưu trữ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính với khối lượng rất lớn được cho là góp phần thúc đẩy tình trạng nóng lên toàn cầu. Do đó, các đầm lầy bị con người nhanh chóng chuyển thành đất nông nghiệp và rừng.

Hiện nay, một số quốc gia gần như mất hoàn toàn đầm lầy. Ở Đức, diện tích đầm lầy than bùn đã giảm 98%, ở Đan Mạch là 93%, ở Hà Lan 95% và ở Ireland là 82%.

Nhóm tác giả khẳng định đầm lầy là yếu tố làm mát chính cho Trái đất. Chúng còn giúp lưu trữ, làm sạch nước ngọt từ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, giảm nguy cơ lũ lụt. Vùng đất than bùn còn là môi trường sống của các loài sinh vật hiếm nhất đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Các tác giả này cũng khẳng định vùng đất than bùn trên thế giới chỉ chiếm 3% bề mặt Trái đất nhưng có thể chứa đến 500 gigat carbon - gấp đôi trữ lượng carbon của toàn bộ sinh khối rừng trên hành tinh. Nhờ đó, nó trở thành nơi lưu trữ carbon dài hạn trong hệ thống sinh quyển trên cạn.