Công nghệ trí tuệ nhân tạo thách thức các quốc gia điều gì?

VietTimes – Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, đi vào mọi lĩnh vực, đồng thời lại tồn tại nhiều vấn đề bất cập và những thách thức mà các chính phủ cần ra sức giải quyết.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Lợi ích và những bất cập (Ảnh: Internet)
Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Lợi ích và những bất cập (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligencelà bước đột phá trong sáng tạo và phát minh của con người. Theo Wikipedia, trí tuệ nhân tạo là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc. Các thiết bị máy móc, máy tính có trí tuệ nhân tạo sẽ bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người liên kết với tâm trí con người để học tập, giải quyết vấn đề.

Theo thông tin từ tờ chuyên trang công nghệ của tập đoàn FPT, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo từ năm 1940 đến nay, máy móc thông minh đang dần chiếm lĩnh mọi lĩnh vực trong đời sống. Chúng đồng hành cùng con người từ công việc đến sinh hoạt hàng ngày.

Dựa trên trí tuệ nhân tạo, xe có thể tự di chuyển, nhân biết được môi trường xung quanh. Đồng thời, tính năng nhận dạng khuôn mặt AI và hệ thống sinh trắc học giúp xe phân tích khuôn mặt người và đảm bảo an toàn.

Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải đáp các truy vấn của khách hàng mọi lúc mọi nơi, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng. Ảnh: Internet
Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải đáp các truy vấn của khách hàng mọi lúc mọi nơi, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng. Ảnh: Internet

Trợ lý ảo là một trong những ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong kinh doanh. Các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng này để giải đáp các truy vấn của khách hàng mọi lúc mọi nơi trên các chatbots, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong quản lý kho và chuỗi cung ứng tự động. Theo đó, doanh nghiệp ứng dụng nó để quản lý hàng hóa, nguồn cung ứng,... giúp ngành thương mại điện tử hoạt động hiệu quả hơn.

Trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để chẩn đoán bệnh phẫu thuật ngoại khoa, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Những lo ngại khi sử dụng trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, thâm chí đi vào mọi lĩnh vực, tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.

Theo Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn (thuộc Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), ấn phẩm “WIPO Technology Trends 2019 – Artificial Intelligence” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã cung cấp nhữn thông tin quan trọng về trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn của sở hữu trí tuệ và thách thức mà nó mang lại.

Trước hết, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo sẽ "biến mất" nhiều cơ hội làm việc. Trong tương lai, công nghệ có thể thay thế con người để thực hiện các công việc. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với các quốc gia cung cấp lao động giá rẻ. Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Cần có nhiều nghiên cứu sâu và đa chiều hơn về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Internet
Cần có nhiều nghiên cứu sâu và đa chiều hơn về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Internet

Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể đe dọa đến an ninh. Hiện nay, nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấn công mạng, vô tình làm gia tăng các hành vi nguy hại. Do đó, yêu cầu các nhà quản lý cần có phương thức bảo mật an ninh mới.

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo tối ưu hóa dữ liệu bằng khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu đầu vào. Nhưng đôi khi các dữ liệu này có thể bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật. Các ứng ụng trí tuệ nhân tạo cần có cách thức vận hành một cách minh bạch từ khâu thu thập đến sử dụng dữ liệu đầu vào để đảm bảo an toàn.

Một vấn đề cần phải lưu tâm là vai trò điều hướng công nghệ trí tuệ nhân tạo nên thuộc về ai, nên trao quyền cho chính phủ hay tư nhân? Nếu chính phủ chi phối, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ dễ dẫn đến sử dụng cho chạy đua vũ trang. Cũng có ý kiến không nên trao quyền kiểm soát công nghệ trí tuệ nhân tạo cho các chính phủ. Đến nay, vấn đề này cần có sự nghiên cứu sâu và đa chiều.

Trong tương lai, khó có thể biết trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển vượt bậc như thế nào, đưa chúng ta đi theo chiều hướng tốt hay xấu. Các chuyên gia dự đoán sức phát triển của công nghệ như hiện tại, việc tạo ra siêu trí tuệ là hoàn toàn có thể.

Trước các thách thức của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chính phủ các quốc gia đang đối mặt với việc vừa phải tạo động lực phát triển khoa học công nghệ vừa giải quyết các vấn đề mà công nghệ này mang lại. Từ năm 2017, một số quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành các quy định, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, mang lại thi trường kinh tế có giá trị cao. Các quốc gia này cũng đề ra nhiều giải pháp ứng phó với thách thức mà công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra.