440 nhà khoa học gửi liên tiếp 3 thư ngỏ phê phán chiến lược “miễn dịch quần thể” của chính phủ Anh

VietTimes -- Chính sách của Thủ tướng Anh Boris Johnson chống lại đại dịch viêm phổi do virus Corona mới (COVID-19) và luận điểm của Sir Patrick Vallance theo nguyên tắc “miễn dịch quần thể” (hay "miễn dịch cộng đồng") đã gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế và bị hàng trăm nhà khoa học lên tiếng phê phán.
Dịch bệnh COVID-19 đang lây lan khắp thế giới, đặc biệt nghiêm trọng  ở châu Âu, ngày càng nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa quốc gia nhằm khống chế dịch bệnh (Ảnh: AP).
Dịch bệnh COVID-19 đang lây lan khắp thế giới, đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu, ngày càng nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa quốc gia nhằm khống chế dịch bệnh (Ảnh: AP).

Theo trang tin Đa Chiều ngày 16/3, hàng trăm nhà khoa học và các chuyên gia khác đã hoài nghi về phương cách chống dịch của chính phủ Anh, cho rằng chính quyền đã không thực hiện các biện pháp đủ mức cứng rắn để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, kêu gọi có hành động mạnh mẽ hơn trong việc “cách ly” xã hội  để ngăn chặn mọi người tiếp xúc lẫn nhau.

Một bức thư ngỏ được 240 nhà khoa học ký tên bày tỏ: “Bằng cách thực hiện các biện pháp cách ly xã hội ngay lập tức, sự lây lan của dịch bệnh có thể bị chậm lại đáng kể và mạng sống của hàng ngàn người có thể được cứu. Chúng tôi cho rằng các biện pháp cách ly xã hội được thực hiện cho đến nay là không đủ và chúng tôi tin rằng chúng ta nên thực hiện ngày càng nhiều biện pháp hạn chế hơn, giống như các quốc gia khác trên thế giới đang làm”.

Ông Patrich Vallance, tác giả của thuyết "miễn dịch quần thể" đang bị phê phán mạnh mẽ (Ảnh: BBC).
Ông Patrich Vallance, tác giả của thuyết "miễn dịch quần thể" đang bị phê phán mạnh mẽ (Ảnh: BBC).

Những người ký tên vào bức thư ngỏ này, bao gồm các giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực từ toán học đến y học, cho rằng trừ khi sự lây lan của dịch bệnh bị chế ngự, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người trong mấy tuần tới: “Điều này có khả năng đặt hệ thống dịch vụ y tế quốc gia ( (NHS) đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng vì không thể đối phó với số lượng lớn bệnh nhân nặng cần được chăm sóc đặc biệt”.

Financial Times ngày 16/3 cho biết, một bức thư ngỏ khác được hơn 200 nhà tâm lý học và khoa học xã hội Anh ký tên tuyên bố rằng suy nghĩ của chính phủ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi quan điểm ‘ xã hội mệt mỏi”.

Lo sợ trước đại dịch COVID-19, người Anh đổ xô tới các siêu thị mua hàng tích trữ (Ảnh: Reuters).
Lo sợ trước đại dịch COVID-19, người Anh đổ xô tới các siêu thị mua hàng tích trữ (Ảnh: Reuters).

Bức thư, được ký bởi nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành khoa học hành vi của Vương quốc Anh, đã kết luận: “Nếu hành vi mệt mỏi đại diện cho một yếu tố then chốt trong quyết định của chính phủ trì hoãn thực hiện các biện pháp can thiệp tầm nhìn cao, chúng tôi đề nghị chính phủ chia sẻ đầy đủ các chứng cứ cơ sở ủng hộ quyết định này. Nếu không có các chứng cứ cơ sở như vậy, chúng tôi yêu cầu chính phủ xem xét lại các quyết định này”.

Đồng thời, Hiệp hội Miễn dịch học Anh Quốc (British Society for Immunology), cơ quan chuyên môn chính trong lĩnh vực virus, đã “đặt ra những nghi vấn lớn” về chiến lược chống dịch của chính phủ. Giáo sư Arne Akbar, chủ tịch hiệp hội này, bày tỏ trong bức thư ngỏ thứ ba: “Chiến lược y tế công cộng của Vương quốc Anh khác biệt với nhiều quốc gia khác. Mục đích của nó là thiết lập “miễn dịch quần thể” để bảo vệ dân chúng. Trong nội bộ giới miễn dịch học chúng tôi có những nghi vấn lớn về một chiến lược như vậy”.

Các giá hàng trong các siêu thị đều bị vét sạch (Ảnh: Reuters).
Các giá hàng trong các siêu thị đều bị vét sạch (Ảnh: Reuters).

Giáo sư Akbar kêu gọi chính phủ tăng cường các biện pháp cách ly xã hội và “công bố các dữ liệu xây dựng mô hình của mình để giới khoa học xem xét nhằm dự báo tốt hơn quá trình phát triển của dịch bệnh. Chúng ta chỉ có một cơ hội rất nhỏ để bảo vệ đất nước chúng ta, hiểu được loại virus mới này và ứng phó với mối đe dọa chưa từng có của nó đối với y tế toàn cầu”.

Ông Trần Tranh Minh, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng cách tiếp cận của chính phủ Anh đôi khi gần như tàn nhẫn lạnh lùng và vô tình.

Chiến lược chống dịch khoobng tích cực của Thủ tướng Boris Johnson bị giới khoa học và dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ (Ảnh: Reuters).
Chiến lược chống dịch khoobng tích cực của Thủ tướng Boris Johnson bị giới khoa học và dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ (Ảnh: Reuters).

Ông Richard Horton, Tổng biên tập của tạp chí y khoa nổi tiếng quốc tế Lancet, đã liên tục đăng trên nền tảng mạng xã hội, phê phán chính sách phòng chống dịch bệnh này của Vương quốc Anh là mang công chúng ra để đánh bạc (roulette). Đây là một sai lầm lớn lao. “Chúng ta cần chính sách cách ly xã hội và phong tỏa khẩn cấp. Mục tiêu chính sách nên là cứu người. Không nên chờ đợi lâu hơn nữa”.

Ngày 14 tháng 3, bà Margaret Harris, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bày tỏ nghi vấn về ý tưởng phát triển “miễn dịch quần thể” để chống lại virus Corona mới. Bà cho rằng mỗi loại virus có tác dụng khác nhau trong cơ thể con người và kích thích các hệ thống miễn dịch khác nhau. “Chúng ta có thể thảo luận về lý thuyết, nhưng hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình thực tế; chúng ta cần phải xem xét ra tay hành động” – bà kết luận.