“Chà đạp” lên báu vật quốc gia - ai phải chịu trách nhiệm?

VietTimes – Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) khẳng định sẽ nhanh chóng xem xét mức độ sai phạm của vụ việc “vệ sinh” làm hỏng bảo vật quốc gia.
Sự vụ “vệ sinh” làm hỏng tranh phát lộ, rất nhiều họa sĩ đã lên tiếng gọi đây là “tội ác” và yêu cầu truy tố “thủ phạm” đã “hô biến” bảo vật quốc gia.
Sự vụ “vệ sinh” làm hỏng tranh phát lộ, rất nhiều họa sĩ đã lên tiếng gọi đây là “tội ác” và yêu cầu truy tố “thủ phạm” đã “hô biến” bảo vật quốc gia.

Xác định mức độ sai phạm trong việc làm hỏng bảo vật quốc gia 

Nhận chỉ đạo “nóng” từ Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Cục Di sản văn hóa và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang khẩn trương vào cuộc, làm việc với Sở VH&TT TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan về việc bảo quản bảo vật quốc gia này.

Ông Vi Kiến Thành phân tích: “Với các bảo vật quốc gia, để sửa chữa, phải thành lập đề án, xin ý kiến của Cục Di sản văn hóa. Riêng với bức “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, vì là tác phẩm mỹ thuật nên cần có thêm ý kiến của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Nhưng cho đến giờ, cả Cục Di sản văn hóa và Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vẫn chưa nhìn thấy đề án này. Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đặt tất cả mọi thứ vào sự đã rồi, khiến các cơ quan, ban ngành phải vào cuộc để giải quyết hậu quả. Lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ việc này”!

“Danh họa Nguyễn Gia Trí không chỉ mài cắt lớp, mà còn mài theo mảng miếng, đường nét, chỗ mài kỹ, chỗ mài thô. Sau khi mài, ông còn vẽ thêm nhiều chỗ, điểm xuyết để bức tranh có chiều sâu, đa dạng. Không phải cứ tranh sơn mài là sáng chói lên, đỏ ra đỏ, vàng ra vàng..." - Họa sĩ Hiền Nguyễn phân tích
“Danh họa Nguyễn Gia Trí không chỉ mài cắt lớp, mà còn mài theo mảng miếng, đường nét, chỗ mài kỹ, chỗ mài thô. Sau khi mài, ông còn vẽ thêm nhiều chỗ, điểm xuyết để bức tranh có chiều sâu, đa dạng. Không phải cứ tranh sơn mài là sáng chói lên, đỏ ra đỏ, vàng ra vàng..." - Họa sĩ Hiền Nguyễn phân tích
"Xem lại bảo vật này, thấy một số mảng màu, mảng trứng bị trơ, khô xác bề mặt, lộ trứng trắng đục, bay mất rất nhiều màu, trong đó có màu vàng”
"Xem lại bảo vật này, thấy một số mảng màu, mảng trứng bị trơ, khô xác bề mặt, lộ trứng trắng đục, bay mất rất nhiều màu, trong đó có màu vàng”

Thông tin từ ông Vi Kiến Thành cho biết, ngày mai 27/4 đoàn sẽ làm việc với Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM để xác định mức độ sai phạm. Thời hạn báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL là trước ngày 3/5.

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã sai quy trình?

“Là người sáng tác sơn mài nhiều năm, giờ đứng trước bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, tôi thấy rất xót xa. Hiện trạng của tranh rất tệ. Nếu sửa chữa thêm cũng không thể nào lấy lại được tác phẩm như cũ. Bức tranh mới chỉ 30 năm tuổi, vẫn đang rất đẹp, thời tiết ở TP.HCM rất thuận lợi cho công tác bảo quản tranh sơn mài, vậy mà ...

Trước đây đến thưởng lãm sẽ thấy chỉ một số chỗ trên mặt tranh bị oxy hóa theo thời gian và cảm giác chung là tranh có nhiều màu xám hơn. Nhưng đó chỉ là nhuốm màu thời gian và càng làm cho tác phẩm thêm giá trị về tuổi, chứ không phải là xuống cấp. Vậy mà bây giờ khi xem lại bảo vật này, thấy một số mảng màu, mảng trứng bị trơ, khô xác bề mặt, lộ trứng trắng đục, bay mất rất nhiều màu, trong đó có màu vàng. Điều này khiến các họa sĩ nhận định bằng mắt thường là tranh bị “mất vàng” – Họa sĩ chuyên về sơn mài Hiền Nguyễn đau xót nói.

“Danh họa Nguyễn Gia Trí không chỉ mài cắt lớp, mà còn mài theo mảng miếng, đường nét, chỗ mài kỹ, chỗ mài thô. Sau khi mài, ông còn vẽ thêm nhiều chỗ, điểm xuyết để bức tranh có chiều sâu, đa dạng. Có lẽ ông sẽ không thể nhớ được mình đã vẽ bao nhiêu lần trên tác phẩm trong suốt hai mươi năm. Việc đánh bóng, mài mịn cũng vô cùng kỹ, có những chỗ họa sĩ tự đặt ra yêu cầu không bóng quá, chứ không phải cứ tranh sơn mài là sáng chói lên, đỏ ra đỏ, vàng ra vàng.

Quá trình sáng tạo với sơn mài cực khổ là vì thế. Cho đến khi kết thúc tác phẩm thì tất cả các chất liệu trên bề mặt đã hòa quyện vào nhau đến mức trong suốt. Danh họa Nguyễn Gia Trí đã để tất cả sự sáng tạo và tâm huyết bậc thầy của mình vào tác phẩm, khiến cho “Vườn xuân Trung Nam Bắc” trở thành một công trình kỳ vĩ, đỉnh cao, mà nhiều họa sĩ phải tự nhận chưa thể vượt qua.

Vậy mà quan sát thì thấy, chắc chắn người thợ sửa chữa đã vẽ thêm nhiều màu và còn đánh bóng nữa, để làm cho bức tranh sáng rực lên. Tất cả những điều này đều là tối kị, vì tác phẩm nguyên gốc đã sáng tác xong rồi, phá vỡ sự toàn vẹn của nó, coi như đã phá hỏng tác phẩm” – Họa sĩ Hiền Nguyễn đau đớn phân tích.

Nhiều họa sĩ về sơn mài nhận định bề mặt tranh mất 70% còn tinh thần thì mất hết 100%
Nhiều họa sĩ về sơn mài nhận định bề mặt tranh mất 70% còn tinh thần thì mất hết 100%

Thật đáng buồn là những người giữ trọng trách tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã không hiểu rằng họ đã can thiệp sâu đến mức "phá hỏng" một siêu phẩm sơn mài, mà ngay chính tác giả, nếu sống lại, cũng khó có thể làm lại được lần thứ hai. Bởi mỗi khoảnh khắc sáng tạo luôn là vô giá và độc nhất. 

Họa sĩ Tô Chiêm trăn trở: “Sự việc bức tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí bị “vệ sinh” làm hỏng giống như giọt nước tràn ly. Nó làm cho mọi người hoảng hốt và sợ hãi cho sự tồn tại của các di sản văn hóa nói chung và hội họa nói riêng. Việc bảo tồn, sửa chữa các tác phẩm hội họa nói một cách nôm na; giống như chữa bệnh, phải khám lâm sàng, xét nghiệm, thử máu … rồi mới kết luận, rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Nếu không thuyên giảm phải mời các bác sĩ đầu ngành hội chẩn để đưa ra phương án cứu chữa tốt nhất.

Theo tôi biết, các chuyên gia của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đều không được mời tham gia. Chính ông Trịnh Xuân Yên - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng đã bác bỏ danh sách 5 họa sĩ có kinh nghiệm về sơn mài để tư vấn việc vệ sinh tranh, do một Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn đề nghị. Trong khi, ông Yên lại không có chuyên môn về mỹ thuật, hay bảo tồn. Vậy là quyết định “bệnh” và chỉ định “bác sĩ” cho tác phẩm lại do một ông “lang vườn”... Như vậy không thể nói đúng quy trình, mà là sai quy trình và di sản bị xuống cấp là đương nhiên”.

Họa sĩ Tô Chiêm buồn bã kết luận: “Công việc bảo tồn, lưu giữ, sửa chữa các di vật, di sản văn hóa vật thể của chúng ta đang đi sai hướng… Nếu vẫn làm như thế này thì những gì thế hệ đi trước mất công gìn giữ sẽ trở thành các phiên bản “ fake” tồi tệ!”