Vì sao bạn luôn cảm thấy đói?

VietTimes -- Khi bạn cảm thấy đói, đó chính là lúc mà cơ thể bạn cần thêm năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, có một số người cảm thấy đói mọi lúc mọi nơi khiến họ cứ nhai đồ ăn cả ngày, dù họ đã ăn hoặc chưa ăn. Vì sao lại như vậy?
Nếu luôn cảm thấy đói, chắc chắn lối sống của bạn đang mất cân bằng (Ảnh minh họa)
Nếu luôn cảm thấy đói, chắc chắn lối sống của bạn đang mất cân bằng (Ảnh minh họa)

Boldsky chỉ ra 12 nguyên nhân có thể khiến bạn cảm thấy đói mọi lúc, mọi nơi:

1. Ăn kiêng

Những người đang ăn kiêng luôn cảm thấy đói do họ cần phải hạn chế lượng calo dung nạp vào cơ thể. Trong khi đó, cường độ hoạt động vẫn được giữ nguyên thậm chí tăng lên gấp 2 – 3 lần khiến cơ thể sản xuất một loại hormone gọi là ghrelin tạo cảm giác đói.

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2

Một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ luôn cảm thấy đói. Bởi vì bệnh tiểu đường khiến cơ thể không cung cấp glucose cho các tế bào làm năng lượng hoạt động, vì vậy cơ thể sẽ phát ra tín hiệu sai, đòi hỏi bạn phải nạp năng lượng nhiều hơn.

Chế độ ăn kiêng khiến bạn bị thiếu năng lượng nên luôn cảm thấy đói
Chế độ ăn kiêng khiến bạn bị thiếu năng lượng nên luôn cảm thấy đói

3. Chế độ ăn ít protein

Protein làm tăng sản xuất hormone giúp bạn no và giảm mức độ hormone kích thích cơn đói. Vì vậy, nếu bạn không ăn đủ protein, bạn có thể có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên.

4. Chế độ ăn kiêng low-carb

Chế độ ăn này khiến bạn ít được nạp carbonhydrate, tinh bột, đường,… Đây đều là những chất gây no lâu song cũng khiến cơ thể dễ tích mỡ thừa. Vì vậy, khi tham gia chế độ ăn kiêng này, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của các chuyên gia để xử lý cơn đói của cơ thể.

5. Chế độ ăn nhiều đường

Theo một nghiên cứu, ăn quá nhiều đường, đặc biệt là đường fructose sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều ghrelin hơn khiến bộ não hiểu sai, cho rằng cơ thể bạn đang đói.  

Chế độ ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe

6. Chế độ ăn ít chất xơ

Không ăn đủ thực phẩm cung cấp chất xơ làm tăng cảm giác thèm ăn. Thực phẩm giàu chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, khiến bạn luôn cảm thấy no. Vì vậy, nếu bạn bị đói bụng khi chưa đến bữa, có thể bạn chưa cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.

7. Không ngủ đủ giấc

Không ngủ đúng cách sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố tự nhiên của cơ thể, điều này có thể làm tăng cảm giác đói ở một số người. Theo một nghiên cứu, những người đàn ông có giấc ngủ kém có mức ghrelin cao hơn và ăn nhiều hơn những người ngủ bình thường.

8. Mất nước

Nếu bạn không uống đủ nước và bị mất nước, cơ thể cũng sẽ phát ra tín hiệu đói bụng, khát nước, cần được bổ sung.

9. Tập thể dục nhiều

Bài tập cường độ cao đốt cháy rất nhiều calo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục hàng ngày có xu hướng chuyển hóa nhanh hơn, điều đó có nghĩa là họ đốt cháy nhiều calo hơn. Để ngăn chặn cơn đói quá mức khi tập thể dục, bạn nên ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tập thể dục giúp rèn luyện sức bền và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tập thể dục giúp rèn luyện sức bền và giúp cơ thể khỏe mạnh.

10. Uống nhiều rượu

Rượu có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Khi bạn uống rượu trước bữa ăn, bạn sẽ có cảm giác ngon miệng và có xu hướng ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, rượu không tốt cho sức khỏe, không có ngưỡng uống rượu nào là an toàn, vì vậy các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên uống hoặc bỏ uống rượu.

11. Tuyến giáp hoạt động quá mức

Một trong những triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc măc bệnh cường giáp là đói liên tục, làm tăng nhu cầu nạp năng lượng, tăng cảm giác thèm ăn.

12. Căng thẳng quá mức

Căng thẳng làm tăng mức cortisol – chất thúc đẩy cơn đói và cảm giác thèm ăn. Vì vậy, đây cũng là một yếu tố chính khiến bạn luôn cảm thấy đói và ăn luôn miệng.