Công ty Hanwha Ocean Hàn Quốc ra mắt tàu ngầm chiến đấu không người lái XLUUV

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 7/6, công ty Hàn Quốc Hanwha Ocean đã ra mắt một phương tiện lặn không người lái siêu lớn mới có tên gọi " Combat XLUUV " tại Triển lãm Quốc phòng và Hàng hải quốc tế MADEX -2023 ở Busan, Hàn Quốc.

Tàu ngầm không người lái siêu lớn mang ngư lôi của Hàn Quốc. Ảnh NavalNews
Tàu ngầm không người lái siêu lớn mang ngư lôi của Hàn Quốc. Ảnh NavalNews

Hiện nay, các tàu ngầm robot chiến đấu dạng Phương tiện chiến đấu không người lái cực lớn (XLUUV) đang nhanh chóng trở thành xu hướng chính trong tác chiến hải quân. XLUUV được trang bị vũ khí là một phương tiện chiến đấu mà ít quốc gia nghiên cứu phát triển. Gần đây Israel, Nhật Bản, Pháp và Đức đang phát triển các dự án XLUUV phi vũ trang.

Thiết kế Combat XLUUV do Hanwha Ocean phát triển (được gọi là DSME) là một bước ngoặt lớn vì UUV có 2 ống phóng ngư lôi. Những dự án XLUUV vũ trang duy nhất được biết đến có khả năng mang, phóng ngư lôi là của Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngay cả ORCA do Boeing sản xuất phục vụ Hải quân Mỹ cũng không thể triển khai ngư lôi mà chỉ có thể thả thủy lôi. Trang bị ngư lôi cho một tàu ngầm không người lái dẫn đến cho phép UUV robot quyết định tự chủ phóng vào các mục tiêu trên mặt nước và dưới ngầm.

Các quan chức của công ty Hanwha Ocean, trong cuộc phỏng vấn với Naval News cho biết, Combat XLUUV có chiều dài 23 m và lượng choán nước 60 tấn. UUV chiến đấu có 2 ống phóng ngư lôi (loại ngư lôi hạng nặng dẫn đường bằng dây Tiger Shark của LIG Nex1), mảng sonar đặt dọc theo thân tàu và cấu hình bánh lái chữ X. Tàu ngầm không người lái được trang bị pin Lithium-Ion và hệ thống AIP (động cơ trạm nguồn điện không phụ thuộc không khí), 2 công nghệ được áp dụng từ chương trình KSS III Batch 2.

CombatUXLUUV02.jpg
Một số tàu ngầm robot Combat XLUUV phóng ngư lôi. Ảnh Naval News

Công ty nhận được hợp đồng “nghiên cứu ý tưởng” từ Cơ quan Quản lý Chương trình Mua lại Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cách đây 6 tháng và dự kiến ​​sẽ hoàn thành giai đoạn nghiên cứu thiết kế vào cuối năm 2023.

Combat XLUUV thực sự là một phần của một kế hoạch lớn: ý tưởng “Hải quân Ma Biển. Đây là một tư duy tác chiến hoàn toàn mới, được Hải quân Hàn Quốc công bố năm 2022, kết hợp đưa vào chiến đấu các hệ thống có người lái và không người lái, liên kết phối hợp trong hoạt động tác chiến trên đại dương.

CombatUXLUUV03.jpg
Một trong 3 thiết kế tàu mẹ, kỳ hạm Ma “GHOST Commander”.

Một mô hình quy mô của một chiến hạm tàu sân bay lớn của Hệ thống không người lái, được đặt tên là Tàu chỉ huy Ma “GHOST Commander” đã được Hanwha Ocean giới thiệu và được trưng bày bên cạnh UAV XLUUV. Naval News được biết, các chiến hạm tàu chỉ huy “GHOST Commander” có ba cấu hình:

Một “tàu sân bay mini” 16.000 tấn có thể triển khai UAV, USV và UUV (với UAV cánh cố định). Mô hình tàu sân bay mini sẽ triển khai “Combat XLUUV” ở phần đuôi.

Tàu vận tải phóng (tàu mẹ) 5.000 tấn, có thể triển khai các UAV (VTOL), USV và UUV.

Một tàu ngầm vận tải - phóng có thể triển khai tới 2 tàu ngầm robot “Combat XLUUV”. Trọng lượng giãn nước và kích thước của tàu ngầm mẹ không được tiết lộ tại MADEX nhưng Hàn Quốc công bố một video giới thiệu ý tưởng của hệ thống.

Theo Naval News