Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực-(P3)

VietTimes -- Trình chiếu là công cụ cho xem và giải thích nội dung của một chủ đề nào đó cho khán giả hay người học. Trình chiếu là công cụ hỗ trợ giáo viên chuyển tải thông điệp, thông tin kiến thức.
Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực-(P3)

Trình chiếu

 I. GIỚI THIỆU

Trình chiếu là một trong những thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ phổ biến nhất bởi vì thiết kế này có thể hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp và các phương pháp giảng dạy. Chương trình Trình chiếu hỗ trợ người nói cũng như người nghe dễ dàng tiếp cận ý tưởng mới qua thông tin trực quan.

Chương trình Trình chiếu có thể bổ trợ hoặc thay thế việc sử dụng các công nghệ đồ dùng trực quan quen thuộc như sách mỏng, tài liệu phát tay, bảng đen, bảng phụ, áp phích, hay giấy trong trên máy chiếu. Văn bản, hình ảnh, đoạn phim và các đối tượng khác có thể chèn vào những trang khác nhau (còn gọi là trang trình chiếu). Các trang trình chiếu này có thể được in, chiếu trên màn hình và được vận hành bởi người trình bày.

II. GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

1. Mục đích giáo dục

Trình chiếu là một hình thức hướng dẫn trực tiếp. Chiến lược hướng dẫn trực tiếp là cách tiếp cận theo hướng giáo viên định hướng và là một trong những phương pháp phổ biến nhất. Chiến lược này rất hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin hay phát triển những kĩ năng từng bước. Đây cũng là phương pháp rất phù hợp trong việc giới thiệu các phương pháp giảng dạy khác, và cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ học sinh xây dựng kiến thức.

Trong giáo dục, Trình chiếu có thể được sử dụng để:

* Hỗ trợ tiếp cận ý tưởng: Một chương trình Trình chiếu có thể hỗ trợ người nói dễ dàng tiếp cận với ý tưởng của mình còn người học có được thông tin bằng hình ảnh, hỗ trợ cho phần trình bày của người nói.

* Thu hút sự chú ý của người học tới nội dung bài học: Giáo viên sử dụng phần mềm Trình chiếu để tạo các bài Trình chiếu trực quan có thể được hiển thị trên màn hình hoặc chiếu lên màn hình. Các chương trình này cho phép người sử dụng chèn văn bản, tranh ảnh và âm thanh vào một chuỗi các trang trình chiếu và thiết lập điều hướng tùy chỉnh giữa các trang trình chiếu. Tất cả điều này làm cho việc truyền thông tin hấp dẫn hơn đến người học.

* Xây dựng kiến thức theo chuỗi: Hầu hết phần mềm Trình chiếu cho phép tạo ra các trang trình chiếu riêng biệt và được trình bày một cách tuần tự. Một bài Trình chiếu tốt sẽ "dẫn dắt” người học đi qua một lượng kiến thức và / hoặc để xây dựng kiến thức trong quá trình tương tác giữa người trình bày và khán giả.

2. Giảng dạy trong lớp học

Phần mềm Trình chiếu có thể được sử dụng trong các phần khác nhau của bài giảng, với các mục đích khác nhau:

* Để giới thiệu các bài học mới: Các bài Trình chiếu có thể được sử dụng như là một hoạt động khởi động, để thu hút sự chú ý của người học, để thông báo cho người học về mục tiêu của bài học, để nhớ lại bài cũ.

* Giúp người học đạt được kiến thức mới: Các bài Trình chiếu có thể được dùng để giới thiệu các khái niệm mới. Trình chiếu có thể được sử dụng để hướng dẫn học tập, để làm rõ nhiệm vụ hoặc cung cấp thông tin phản hồi.

* Ôn tập và đánh giá kết quả học tập: Giáo viên sử dụng bài Trình chiếu để củng cố kiến thức của người học, để tổng quan hóa bài học và để tổng kết.

Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực-(P3)  ảnh 1

3. Một số lưu ý

Sử dụng phần mềm Trình chiếu có thể tạo ra sự quá tải thông tin, dẫn đến quá tải về mặt thời gian và cuối cùng là người học trở nên bị động.

Một nhược điểm nữa của việc sử dụng phần mềm Trình chiếu là đôi khi các yếu tố trực quan của bài Trình chiếu trở nên quan trọng hơn nội dung và hoạt động học tập. Có một số giáo viên thường chú trọng bài trình bày trông như thế nào hơn là người học tích cực học tập như thế nào.

Hãy nghĩ đến sử dụng tài liệu phát tay như là cách hỗ trợ người học trong việc theo dõi bài Trình chiếu. Người học không cần phải ghi chép, tài liệu phát tay có thể đi kèm với phiếu bài tập. Tài liệu phát tay có thể hỗ trợ người học tóm tắt và theo dõi tổng quan bài học.

Hãy nghĩ đến sử dụng "các điểm dừng lại” cho phép người học xem lại và suy ngẫm, có thời gian để tiếp thu thông tin, đánh giá liệu bản thân đã hiểu các kiến thức hay chưa. Để tăng hiệu quả Trình chiếu và tránh cho người học bị động giáo viên cần phải xây dựng nhiều hoạt động đa dạng song song với Trình chiếu.

4. Ví dụ môn học

Một số ví dụ tạo hứng khởi cho việc sử dụng Trình chiếu trong các môn học khác nhau :

* Giáo dục quốc phòng – An ninh: Trình bày các bài giảng có sự minh chứng bằng những ví dụ minh họa hình ảnh, tư liệu, bản đồ.v.v..

* Lịch sử: Trình bày về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử, để củng cố một giai đoạn lịch sử.

* Tiếng Anh: Củng cố một bài học về danh từ, minh họa từ mới, thu hút sự chú ý đến chính tả.

* Hóa học : Trình bày tuần tự các bước của một thí nghiệm.

* Sinh học: Trình bày một chuyến đi thực địa, minh họa cho cuộc sống của loài chim bằng hình ảnh, trình bày hình ảnh chụp được qua kính hiển vi.

* Toán học : Trình bày định nghĩa toán học, minh họa cách tính diện tích.

* Khoa học xã hội : Thu hút người học đến một vấn đề xã hội hay lý thuyết về hành vi của con người với phần trình bày hình ảnh.

* Công nghệ : Giới thiệu các phát minh.

* Địa lý: Hiển thị bản đồ và các loại đường giao thông, củng cố một bài học về cảnh quan.

III . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ TẢI PHẦN MỀM

1. Giới thiệu phần mềm

Các bài Trình chiếu như sách mỏng, tài liệu phát tay, áp phích, vv có thể được tạo trên giấy, bảng đen, bảng trắng, hoặc trên bảng phụ, vv...

Một phần mềm Trình chiếu thông thường có ba chức năng chính: trình soạn thảo văn bản cho phép văn bản sẽ được chèn và định dạng, cách thức chèn, thao tác đồ họa và một trình chiếu slide để hiển thị nội dung.

MS PowerPoint hoặc các phần mềm/chương trình mã nguồn mở (như Open Impress từ bộ Open Office) là giải pháp phần mềm phổ biến để xây dựng bài Trình chiếu số, nơi văn bản, đồ họa, phim ảnh và các đối tượng khác được định vị trên các trang riêng biệt, hay còn gọi là trang trình chiếu. Các trang trình chiếu có thể được in, hoặc (thường) được hiển thị trên màn hình và điều khiển bởi người trình bày.

Trình chiếu

Gần đây, một mô hình trình bày mới đã xuất hiện: chương trình trình bày phóng to (như AHEAD và Prezi). Thay vì các trang trình chiếu riêng lẻ, ZUIs (giao diện cho phép người sử dụng phóng to, thu nhỏ) trên khung nền trắng không xác định cho phép tất cả các nội dung đều được trình chiếu. Chương trình này cho phép trình chiếu phi tuyến tính, một cách trình bày chi tiết phong phú hơn về nội dung, cho một cái nhìn tổng quan hơn và hiểu biết tốt hơn về những thông điệp và mối quan hệ mang tính trực quan và phức tạp.

2. Liên kết tải phần mềm

* MS PowerPoint

Giấy phép: Mã nguồn mở, miễn phí, Bản quyền © 2010 của Oracle và/hoặc đối tác.

* AHEAD

3. Hướng dẫn sử dụng

Phần hướng dẫn sử dụng được thiết kế trên phần mềm Photo Story (xem đĩa CNTT cho DHTC) sẽ đưa ra hướng dẫn từng bước cơ bản để xây dựng bài Trình chiếu bằng MS PowerPoint, bắt đầu bằng việc mở phần mềm, thêm tiêu đề và phụ đề, đến lưu và trình bày bài Trình chiếu.

            Những bước sau sẽ được trình bày chi tiết trong phần hướng dẫn này

1. Mở phần mềm trình chiếu

2. Thêm tiêu đề và phụ đề của bài trình bày

3. Tạo trang trình chiếu mới

4. Trình bày văn bản

5. Minh họa bằng hình ảnh, ...

6. Bảng biểu,…

7. Đồ thị

9. Lưu bài Trình chiếu

10. Trình chiếu

Hướng dẫn sử dụng: bằng Tiếng Việt. Xem đĩa CNTT cho DHTC.

Một số lưu ý

Lưu ý khi sử dụng Trình chiếu trong lớp học phục vụ cho giảng dạy và học tập:

* Cần phải chú ý đến yếu tố cơ sở vật chất phòng học như độ sáng, không gian, vị trí màn chiếu.

* Màu sắc cho trang trình chiếu rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Nên chọn phông màu đơn, hơi tối, vừa không chói mắt, vừa làm nổi bật màu chữ.

* Chú ý đến thời gian trình chiếu.

* Nếu sử dụng âm thanh, video, nên chuyển các file âm thanh, video về chế độ mặc định có thể chạy trong Power Point là tốt nhất.

* Font chữ phải phù hợp để tránh lỗi font khi trình chiếu ở máy khác. Nên dùng font Arial hoặc Times New Roman với bảng mã Unicode.

* Kích cỡ font chữ phù hợp (nên trong giới hạn từ 20-44 pt), tùy thuộc vào cách thức trình bày và số lượng khán giả.

* Hạn chế số lượng chữ trên mỗi trang trình chiếu vì các trang trình chiếu chỉ có mục đích hỗ trợ cho giáo viên trình bày ý tưởng.

* Trang trình chiếu chủ yếu chứa hình ảnh, video minh họa. Hình ảnh, video phù hợp sẽ tăng hiệu quả cho nội dung muốn chuyển tải.

* Việc tạo hiệu ứng sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng để tránh làm xao lãng sự tập trung của người học vào nội dung chính.

* Trang trình chiếu không nên lặp lại nội dung trong bài thuyết trình. Một bài Trình chiếu nên chứa các dấu đầu hàng về một vấn đề. Hình ảnh có thể kích thích người học suy nghĩ và giúp họ động não ý tưởng trước khi đưa ra đáp án. Bài Trình chiếu nên thiết kế sao cho lôi cuốn người học.

Theo QPAN