Có thể tạo ra điện năng từ... nước mắt

VietTimes -- Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Bernal của trường Đại học Limerick ở Ireland đã tìm ra cách để biến đổi cơ năng thành điện năng nhờ lypozyme có trong nước mắt của con người. Phát hiện này hứa hẹn mở ra một chân trời mới cho việc khai thác nguồn năng lượng thay thế sử dụng trong các thiết bị cấy ghép sinh học, cũng như việc khai thác điện năng trong tương lai.

Chuyện thật khó tin: nước mắt tạo ra điện

Có thể tạo ra điện năng từ... nước mắt ảnh 1Các nhà khoa học đã phát hiện ra lypozyme trong nước mắt có khả năng tạo ra điện. Ảnh: Phys.org

Có rất nhiều điều kỳ lạ về năng lượng thần kỳ của nước mắt trong các bộ phim khoa học viễn tưởng ăn khách. Thế nhưng, một nghiên cứu mới của viện nghiên cứu Bernal đã khám phá ra cách sử dụng kỳ lạ hơn cả những câu chuyện hư cấu của nước mắt. Đó là tạo tạo ra dòng điện.

Theo nhà nghiên cứu Aimee Stapleton thuộc Hội đồng nghiên cứu Irish, protein lysozyme tồn tại dưới dạng tinh thể, có trong nước mắt, lòng trắng trứng, nước bọt và trong sữa của các loài động vật có vú. Và đặc biệt, lysozyme có khả năng sản sinh ra điện năng khi chịu tác động của một áp lực được gọi là áp điện.

Ông Stapleton cho biết: “Mặc dù áp điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống nhưng khả năng sinh ra điện từ loại protein đặc biệt này thì vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể”. Điều đáng nói ở đây là quy mô hiệu ứng áp điện (hiệu ứng áp điện có thể chuyển cơ năng thành điện năng và ngược lại) trong các tinh thể lysozyme rất đáng kể. Nó ngang ngửa với mức điện áp được tìm thấy trong thạch anh. Tuy nhiên, do lysozyme là một vật liệu sinh học không độc hại, vì vậy chúng có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tiên tiến tạo ra một lớp phủ kháng khuẩn cho các thiết bị y tế bởi đặc tính kháng khuẩn tốt.

Làm mới toàn bộ các thiết bị điện

Hiệu ứng áp điện cũng được áp dụng được sử dụng khá rộng rãi như trên điện thoại di động, sóng âm dưới biển sâu và các thiết bị chụp ảnh siêu âm, tuy nhiên nhiều vật liệu áp điện này có chứa nhiều yếu tố độc hại.

Điểm nổi trội của tinh thể lysozyme là vật liệu sinh học nên được sử dụng trong cấy ghép tế bào mà không gây hại đến cơ thể con người.

Phát hiện về loại protein này hứa hẹn mở ra một chân trời mới cho việc khai thác nguồn năng lượng thay thế sử dụng trong các thiết bị cấy ghép sinh học cũng như việc khai thác điện năng linh hoạt trong tương lai. Các nhà nghiên cứu có thể phát triển nhiều ứng dụng dựa trên phát hiện này, chẳng hạn như kiểm soát sự thích ứng của thuốc trong cơ thể con người.

Ông Luuk van der Wielen, Giám đốc viện nghiên cứu Bernal cho biết: “Sử dụng tinh thể là tiêu chuẩn toàn cầu để đo áp điện trong vật liệu phi sinh học. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chứng minh được rằng chúng ta cũng có thể áp dụng hiệu ứng này trong sinh học bằng phương pháp tiếp cận tương tự. Đây là một phương pháp tiếp cận mới và chúng tôi đang đào sâu nghiên cứu cách sản sinh ra điện áp ở mức độ phức tạp hơn như mô, tế bào hay protein”.