Có thể khoan xuyên qua Trái Đất không? Mỹ và Liên Xô đã thử!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Với khoa học hiện đại, con người có thể đưa tàu vũ trụ đến khám phá các hành tinh bên ngoài Trái Đất, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nước nào khoan một lỗ xuyên qua Trái Đất thành công. Tại sao lại như vậy?
Có thể khoan xuyên Trái Đất được không? Ảnh: Sohu
Có thể khoan xuyên Trái Đất được không? Ảnh: Sohu

Con người không chỉ có ước mơ về không gian mà còn có ước mơ khám phá lòng đất, cấu tạo bên trong của Trái Đất. Nếu muốn xác định độ sâu của Trái Đất, đơn giản nhất là cứ khoan xuống cho đến khi nó xuyên qua Trái Đất.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã đưa con người ra ngoài vũ trụ thành công và thậm chí phóng tàu Voyager để khám phá các nền văn minh bên ngoài, nhưng chúng ta chưa thể làm điều đơn giản như khoan một lỗ xuyên Trái Đất. Tại sao lại như vậy?

Dự án Moho của Hoa Kỳ

Dự án Moho của Hoa Kỳ

Vấn đề khoan một lỗ trên trái đất nói thì đơn giản nhưng Hoa Kỳ và Liên Xô đã chứng minh bằng những hành động thực tế rằng khoan qua trái đất là điều không thể.

Trong thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc đề xuất xâm nhập vào lớp Moho (lớp ngăn giữa vỏ và lớp Manti của Trái Đất) hay còn được gọi là "Dự án Moho" . Kế hoạch này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1952 và được thông qua vào năm 1958. Năm 1961, Hoa Kỳ bắt đầu khoan 5 giếng nước ở độ sâu 3558 mét ngoài khơi Guadeloupe, Mexico, giếng lớn nhất có đường kính 183 mét. Lợi thế của việc khoan qua đáy đại dương là vỏ Trái Đất ở đó mỏng hơn, nhưng lại có bất lợi là nơi vỏ Trái Đất mỏng nhất cũng là nơi đại dương sâu nhất.

Tuy nhiên, trong vòng vài năm, dự án này gần như bị dừng hoạt động vì số tiền đầu tư quá lớn nhưng không đem lại kết quả.

Trong cuộc đua vào tâm Trái Đất, Liên Xô cũ cũng hưởng ứng ý tưởng khoan lỗ trên trái đất. Năm 1970, Liên Xô bắt đầu kế hoạch khoan trên bán đảo Kola với chi phí siêu khủng. Tuy nhiên, hố khoan Kola không thể xuyên qua lớp ngăn Moho và bị dừng lại do nhiều lý do.

Đầu tiên là vấn đề về kinh phí, mặc dù việc tạo lỗ trên bề mặt trái đất khá dễ, đất trên bề mặt trái đất tương đối mềm nên rất dễ đào lỗ. Càng xuống dưới, lớp đất đá càng cứng. Khi Liên Xô khoan lỗ Kola, mũi khoan thường bị hỏng và thay thế liên tục.

Hơn nữa, càng xuống sâu lòng đất, nhiệt độ càng cao, ở độ sâu khoảng 10.000 mét, nhiệt độ bên trong hố sâu lên tới 300-400°C, cần phải có những mũi khoan đặc biệt để đào. Các mũi khoan đặc biệt này rất tốn kém và việc thay thế các mũi khoan thường xuyên cũng làm tăng chi phí. Ngoài ra, mũi khoan vẫn cần phải thay đổi vài phút một lần, và độ sâu 10.000 mét khiến việc thay đổi mũi khoan qua lại mất rất nhiều thời gian.

Năm 1992, hố khoan Kola đã dừng lại do nhiệt độ trong hố cao gấp đôi so với dự kiến. Ngoài ra, sau khi Liên Xô cũ tan rã, dự án thiếu hỗ trợ tài chính nên đã phải đóng cửa, độ sâu cuối cùng của hố Kola vẫn ở mức 12.262 mét.

Nếu chúng ta coi bên trong Trái Đất như một quả trứng, thì độ sâu 12.262 mét tương đương với lớp vỏ trứng chưa được khoan qua, do đó bạn có thể hình dung được độ khó xuyên qua Trái Đất như thế nào.

Hậu quả của việc đâm xuyên trái đất nghiêm trọng như thế nào?

Thực tế, Trái Đất không thể bị xuyên thủng. Bên trong và trên bề mặt trái đất có các kênh tạo nên núi lửa. Chúng ta biết rằng ở giữa Trái Đất là lớp lõi. Dù nhiệt độ rất cao nhưng do áp suất cực lớn nên lớp lõi được nén thành một lõi rắn. Lớp Manti bên ngoài lớp lõi mặc dù áp suất cũng rất mạnh nhưng không lớn bằng tâm Trái Đất, đồng thời nhiệt độ cao nên vật chất ở đây đều bị nung chảy, vì vậy lớp Manti ở dạng chất lỏng nhớt.

Nếu có các vết nứt trên mảng Trái Đất, lớp Manti sẽ được giải phóng dọc theo các vết nứt, và hình thành các vụ phun trào núi lửa. Nếu vật chất ở các lớp sâu của lớp Manti bị đẩy ra bề mặt trái đất, nó sẽ hình thành sự kiện siêu chùm.

Nếu một ngày nào đó, con người có thể khoan xuyên qua Trái Đất, áp suất bên trong Trái Đất sẽ tăng theo kênh dẫn lên bề mặt Trái Đất, gây ra mối đe dọa cho nhân loại giống như một vụ phun trào núi lửa.

Sau khi phun trào, magma sẽ lưu lại bên trong đường đi của núi lửa, chặn đường đi ban đầu. Lối đi sẽ không được mở lại cho đến khi núi lửa phun trào tiếp theo.

Những vụ phun trào núi lửa lớn sẽ đẩy một lượng lớn tro núi lửa vào không khí, chặn tia nắng mặt trời, khiến nhiệt độ trái đất giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời gây ra khủng hoảng năng lượng trong chuỗi sinh thái. Sau một khoảng thời gian, hàm lượng carbon dioxide trong núi lửa phun trào sẽ chiếm ưu thế khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên, chuỗi sinh thái của Trái Đất sẽ trở nên vô cùng mong manh và dẫn đến một số lượng lớn các vụ tuyệt chủng sinh vật. Do đó, khoan sâu xuyên qua Trái Đất chắc chắn không có kết quả tốt.

Tất nhiên, từ quan điểm thực tế, chúng ta không có khả năng xuyên qua Trái Đất, điều này là do vật chất bên trong Trái Đất rất dày và nhiệt độ cao nên nó có thể làm nóng chảy hầu hết mọi kim loại, do đó chúng ta chỉ đơn giản là không có công cụ thích hợp để xâm nhập lòng Trái Đất.

Theo Sohu