Chuyên gia Mỹ: tên lửa phòng không Standard Missile hơn hẳn S-300F Nga

VietTimes -- Phòng không chiến hạm là một trong những tính năng quan trọng hàng đầu của một chiến hạm hiện đại. Không quân đối phương là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với chiến hạm khi được trang bị các tên lửa chống tàu hiện đại và các loại bom có điểu khiển.
Phóng tên lửa SM-6 Standard Missile của Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa
Phóng tên lửa SM-6 Standard Missile của Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa

Charlie Gao, binh luận viên quân sự của The National Interest đưa ra những so sánh, khẳng đinh khả năng phòng không của các tổ hợp tên lửa Mỹ (Standard Missile) vượt trội hơn hản so với các tên lửa phòng không Hải quân Nga. Tác giả viết:

Chiến hạm nổi là một trong những phương tiện mang lý tưởng nhất để lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không, do có nguồn trạm nguồn năng lượng lớn và không bị giới hạn trọng lượng hệ thống và hơn hẳn các hệ thống phòng không mặt đất, bị giới hạn bởi khả năng cơ động.

Vũ khí phòng không chủ lực của chiến hạm hiện đại là tên lửa hải đối không (SAM). SAM hải quân của Mỹ là tên lửa Standard Missile, được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau từ thập niên 1960. Tập đoàn quốc phòng Raytheon, nhà phát triển Standard gọi hệ thống này là "vũ khí phòng không hạm đội hàng đầu thế giới." Tên lửa Standard Missile được thiết kế để phóng từ chiến ham, có thể phóng từ các ổ quay hoặc hệ thống phóng thẳng đứng của chiến hạm (VLS).

Đối thủ trực tiếp của hải quân Mỹ, hệ thống phòng không hải quân Nga là biến thể của S-300, hệ thống tên lửa ban đầu được thiết kế dành cho lực lượng phòng không Liên Xô. S-300F (hải quân) phát triển song song với các tổ hợp cùng chủng loại trên đất liền, những tổ hợp S-300F này có thể so sánh với hệ thống tên lửa Standard mới nhất? Những tiêu chí hải quân của Standard có dành được lợi thế cho phòng không chiến hạm hay không? Hoặc S-300 trên biển có phải là một SAM có thể theo dõi và bám nhiều mục tiêu khi giám sát không gian có khiến tên lửa nguy hiểm hơn không?

Nếu so sánh hai loại tên lửa phòng không hải quân, có thể tìm hiểu phương pháp tích hợp của SAM đối với các chiến hạm nổi. Tên lửa Standard Missile được tích hợp cho các khu trục hạm và tuần dương hạm lớp Arleigh Burke và Ticonderoga thuộc Hải quân Mỹ, sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 (VLS). Tên lửa Standard là mô-đun, có nghĩa là chiến hạm có thể lắp vào trong các ống phóng nhiều hoặc ít tên lửa phòng không, các giếng phóng còn lại có thể lắp các tên lửa khác. Mk 41 VLS rất đơn giản: đây là mảng các ống phóng, mỗi ống chứa một tên lửa. Các tên lửa có thể phóng theo bất cứ thứ tự nào.

S-300F cũng sử dụng phương thức phóng thẳng đứng, tương tự nhu tên lửa phòng không được phóng từ một container dựng đựng. Nhưng hệ thống S-300F VLS là loại trống revolver xoay, các tên lửa được đặt theo chiều dọc của trống. Chỉ có một của phóng, sau đó trống phải xoay để di chuyển tên lửa tiếp theo vào vị trí phóng trước khi phóng đạn thứ 2.

Điều này khiến hệ thống phóng S-300F có tốc độ phóng đạn chậm hơn so với Mk 41. Hệ thống chứa trên tàu ít linh hoạt hơn so với Mk41 vì không gian boong dành cho tên lửa S-300F không thể được sử dụng cho các tên lửa khác. Những chiến hạm nổi của Nga mới nhất sử dụng hệ thống phóng UKSK VLS thống nhất, có thể phóng những tên lửa phòng không khác, cùng với các loại tên lửa khác. Nhưng các tên lửa SAM tầm xa như S-300 (và thậm chí cả S-400 phiên bản hải quân mới) vẫn phải phóng bằng các bệ phóng trống xoay vòng từ trước do nếu thay đổi, sẽ phải thiết kế lại hoàn toàn boong tàu.

Từ các bệ phóng đến các tên lửa, Mỹ dường như có một lợi thế nhất định trong quá trình phát triển loạt tên lửa Standard. Các hệ thống tên lửa S-series (300 – 400) được hải quân hóa của Nga có được một sự thống nhất trong một giới hạn nào đó với sự phát triển của các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất, đạt được tầm bắn tương tự như các hệ thống tên lửa, sử dụng cho phòng không bộ binh cấp chiến thuật.

Tên lửa phòng không Hải quân SM-2 Block IV có khả năng tấn công các máy bay từ 240m đến tầm bắn 240km. Hệ thống tên lửa này được đưa vào biên chế vào năm 2004, sau một quá trình phát triển rất dài bộ tăng tốc vectơ lực đẩy Mk 72, khiến tên lửa có thể tấn công trên tầm xa lớn. Các chiến hạm Nga chỉ đạt được khả năng tấn công tầm xa này năm 2015, khi tên lửa 48N6DM (phát triển dành cho S-400) được đưa vào hệ thống phòng không của chiến hạm Đô đốc Nakhimov. Tên lửa có thể bắn xa tới 250km.

Đên thời điểm này, tổ hợp tên lửa phòng không SM-6 sử dụng các radar mảng pha mới được bốn năm. Thông số kỹ chiến thuật chính xác của tên lửa mới này  không được để cập, nhưng radar mảng phá quét điện tử đang hoạt động kết hợp với hệ thống tác chiến nhất thể hóa dạng mạng của Hải quân My thông qua khả năng liên kết phối hợp có thể khiến phạm vi tấn công hiệu quả của SM-6 lớn hơn rất nhiều lần. Một số nguồn cho biết tên lửa có thể tấn công trên phạm vi 370km.

Từ những phân tích trên đây, tên lửa Standard chuyên biệt dành cho hải quân Mỹ thực tế phát triển nhanh hơn và có được phạm vi tấn công xa hơn. Ngoài ra tên lửa còn được hỗ trợ bởi các radar mảng pha quét điện tử chủ động và tác chiến dạng mạng Net nhất thể hóa) do đó có nhiều ưu thế chiến thuật lớn hơn so với tên lửa hải quân lớp S-series của Nga.

Hải quân Mỹ đã và đang phát triển khả năng mở rộng phạm vi tấn công của các tên lửa phòng không Hải quân Standar nhằm duy trì sức mạnh vượt trội so với các mối đe dọa trên không từ những quốc gia thù đinh. Standard Missile là tên lửa dành riêng cho hải quân, do đó không bị giới hạn từ chương trình phát triển tên lửa thống nhất của quốc gia như Nga.

Ngược lại, S-series do sự đồng bộ hóa với hệ thống phòng không mặt đấy đã không thể nhanh chóng hiện đại hóa và hiện đang tụt hậu so với tên lửa Standard. Một trong những thua sút của phòng không Hải quân Nga, chính là không có tên lửa phòng không tầm xa tương tự như các chiến hạm Mỹ và đương nhiên là không có được khả năng đánh chặn, phòng thủ tên lửa như Standard.

Thử nghiệm tên lửa phòng không SM-6 Standard Missile trên biển. Video hãng Raytheon

Charlie Gao là sinh viên ngành Khoa học Chính trị và Máy tính tại trường Cao đẳng Grinnell, bình luận viên  thường xuyên của The National Interest về các vấn đề quốc phòng và an ninh quốc gia.